Những tháng đầu năm 2023, hoạt động đưa đón người xuất cảnh trái phép qua địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh sang Lào có xu hướng tăng lên. Song bằng các biện pháp nghiệp vụ sắc bén, BĐBP Hà Tĩnh đã liên tiếp đấu tranh, triệt phá nhiều chuyên án, vụ án, góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh biên giới Việt Nam - Lào.
“Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương phải kiểm tra, kiểm soát tàu đánh cá xa bờ 100% trước khi xuất bến và suốt cả hải trình đánh bắt, 100% phải ghi sổ nhật ký khai thác... Lãnh đạo tỉnh Phú Yên ráo riết đôn đốc, nhắc nhở chính quyền các huyện, thị xã phải thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng, quyết tâm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với ngành thủy sản của nước ta” - ông Đào Quang Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Yên khẳng định với các phóng viên tại cảng cá Đông Tác.
Trên cương vị là Phó Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Phó Bí thư Chi đoàn ĐồnBiênphòng Cát Khánh, BĐBP Bình Định, Trung úy Nguyễn Trung Tín luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ cấp trên giao. Những việc làm của anh luôn xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, góp phần vào sự bình yên nơi biên giới.
Không gian sạch sẽ, đậm sắc hoa với rất nhiều cây cảnh, hòn non bộ được bài trí hài hòa, bắt mắt khiến tôi có cảm giác như mình đang đứng ở một điểm check-in ưa thích của giới trẻ chứ không phải ở ĐồnBiênphòng Sơn Vĩ, nơi xa nhất của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Ngày 16/3, tại UBND xã Hồng Thái, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế, Báo Người Lao động tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới” và trao tặng cờ hợp phần “Cờ Tổ quốc biên cương” năm 2023.
Nằm dưới chân núi lửa Nâm Gleh R’luh trong Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, xã biên giới Thuận An, huyện Đắk Mil là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh và ổn định nhất của tỉnh Đắk Nông. Trên nền đất đỏ bazan màu mỡ là bạt ngàn những cánh rừng cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả quanh năm tươi tốt. Cùng với đó là vị trí đắc địa, kết nối “thủ phủ cà phê” Ban Mê với thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ, cũng như giao thương giữa vùng Nam Tây Nguyên với Đông Bắc Campuchia đã mang đến cho Thuận An rất nhiều lợi thế phát triển. “Đất đã thuận mà người lại an”- tương lai tươi sáng đang đón đợi Thuận An ở phía trước…
Phối hợp nhịp nhàng với các lực lượng chức năng, đảm bảo yếu tố bí mật và tiến hành truy xét nhanh, từ đó “tóm gọn” các đối tượng còn lại trong đường dây tội phạm là phương châm được lực lượng phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP áp dụng triệt để trong thời gian gần đây. Bằng các biện pháp nghiệp vụ sắc xảo, lực lượng đánh án của BĐBP liên tiếp lập chiến công xuất sắc trên mặt trận phòng chống tội phạm ma túy.
Trên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại xuôi về phương Nam có một vùng đất được gọi là miền cực Nam Tây Nguyên - “điểm nối” giữa cao nguyên đại ngàn với vùng đất đỏ miền Đông Nam Bộ. Ở đây, giữa trập trùng đồi núi, cuộc sống diễn ra vô cùng êm đềm với hai con suối Đắk Đam và Đắk Huýt, bốn mùa râm ran “trò chuyện”, hòa cùng tiếng chày giã gạo trên các bon, sóc của người M’nông, S’tiêng vọng về từ ngàn xanh. Ẩn sâu trong nét hoang sơ nguyên bản ấy, miền cực Nam Tây Nguyên còn đẹp hơn khi có sự hiện diện của người lính Biênphòng…
Câu nói “Mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống” thật đúng với những người dân mà tôi đã gặp ở khu vực biên giới. Trong họ luôn dạt dào tình yêu quê hương, tình yêu biên cương Tổ quốc. Họ tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên, cột mốc theo những cách khác nhau. Từ những việc làm có ý nghĩa, họ đã truyền cảm hứng, lan tỏa tình yêu biên giới, góp phần xây dựng nền Biênphòng toàn dân (BPTD) vững mạnh.
Nếu cần tìm một chứng nhân nói về tình quân dân trên biên giới bên dòng Pô Cô thuộc xã Ia O, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) thì đó chắc chắn phải là già làng Kloong - ông Rơ Châm Hloăk. Nói như thế là bởi, kể từ ngày còn “ngủ trên lưng mẹ” đến nay - đã hơn 72 “mùa rẫy” đi qua, già làng Rơ Châm Hloăk vẫn gắn bó với ngôi làng thân thương của mình. Và đặc biệt, ông chính là một trong những học viên đầu tiên của lớp học xóa mù chữ do ĐồnBiênphòng Ia O, BĐBP Gia Lai tổ chức cách đây hơn 30 năm về trước. Với già làng Kloong, những câu chuyện về người lính Biênphòng luôn là những kỷ niệm đẹp nhất…
Chào mừng kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2023), 34 năm "Ngày Biênphòng toàn dân" (3/3/1989-3/3/2023), trong những ngày qua, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới đã phối hợp với các đơn vị và chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động tặng quà, thi đấu thể thao, biểu diễn văn nghệ phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khu vực biên giới.
Trên khắp các bản làng người La Hủ và người Dao ở khu vực biên giới tỉnh Lai Châu hôm nay, lúa, ngô, cây ăn quả lên xanh ngút ngàn, đàn bò, đàn dê ngày càng nhiều hơn trên đồng cỏ, những ngôi nhà mới khang trang vững chắc đã thay thế cho những ngôi nhà cũ nát trước đây, tiếng học bài của trẻ nhỏ râm ran làng bản... Giờ đây, có sự đồng hành của những người lính mang quân hàm xanh, cuộc sống của bà con người La Hủ và người Dao đã bước sang trang mới với sắc màu của sự no ấm, đủ đầy.
Trải qua 64 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cùng với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, với tinh thần yêu nước nồng nàn, khát vọng độc lập, tự do cho dân tộc, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã luôn đoàn kết một lòng, không quản khó khăn, gian khổ, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do, sự thống nhất, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, trong nhiều năm qua, cán bộ, chiến sĩ ĐồnBiênphòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) Vĩnh Xương, BĐBP An Giang đã không quản ngại khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết quân - dân, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống.