Hưởng ứng Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương", những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố (TP) Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hướng về biên giới. Mục tiêu cao nhất mà phụ nữ thủ đô hướng đến là mang lại cơ hội học tập, thay đổi cuộc sống cho phụ nữ và trẻ em nơi biên cương. Đó cũng là kim chỉ nam để Hội LHPN TP Hà Nội lựa chọn, triển khai các mô hình, hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhất, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, với các hoạt động ý nghĩa, thiết thực, đoàn viên, thanh niên trong cả nước đã tích cực tham gia nhiều hoạt động hướng về biên giới, tạo phong trào thi đua sôi nổi, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn biên giới, hải đảo.
Trong 2 ngày 12 và 13-1, Đoàn công tác số 3 của Bộ Tư lệnh BĐBP do Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra, thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Kon Tum, huyện Đắk Glei, các đồnBiênphòng đứng chân trên địa bàn huyện Đắk Glei và dự Chương trình “Xuân Biênphòng ấm lòng dân bản” tổ chức tại xã Đắk Long, huyện Đắk Glei (Kon Tum). Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Bộ Tham mưu BĐBP, Cục Chính trị BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum...
Trong 2 ngày 9 và 10-1, nhiều hoạt động nổi bật của Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương được triển khai tại huyện Đăk Glei và Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum), đánh dấu mở đầu cho Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương năm 2022 trên biên giới tỉnh Kon Tum.
ĐồnBiênphòngĐăkNhoong, BĐBP Kon Tum đứng chân trên địa bàn xã ĐăkNhoong, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum. Trong thời gian qua, ngoài thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, cán bộ, chiến sĩ còn tăng cường xuống cơ sở giúp nhân dân thực hiện hiệu quả nhiều mô hình kinh tế, ổn định cuộc sống người dân, giúp người dân phục hồi, phát triển kinh tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biên giới.
Đến 16 giờ ngày 23-5, đã có trên 99% cử tri trên địa bàn biên giới 4 tỉnh Tây Nguyên đã hoàn thành việc bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.
Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Bầu cử 16 tỉnh, thành phố, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã có văn bản cho phép nhiều khu vực bỏ phiếu trên địa bàn các tỉnh, thành phố này tiến hành bỏ phiếu sớm.
Phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn biên giới núi cao hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt như tỉnh Kon Tum là câu chuyện rất kỳ công. Từ lớp học phổ cập tiểu học do BĐBP dạy ở giữa rừng, đến nay, nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã. Người dân và cán bộ, chiến sĩ Biênphòng luôn đoàn kết hỗ trợ nhau phát triển kinh tế hộ gia đình.
Quản lý, bảo vệ gần 300km đường biên giới trên vùng ngã ba Đông dương, tiếp giáp với 3 tỉnh Sekong, Attapeu (Lào) và Ratanakiri (Campuchia), có thể nói, ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đặt ra nhiệm vụ rất nặng nề đối với BĐBP Kon Tum. Từ công tác đối ngoại, cùng nhau quản lý, bảo vệ biên giới, xây dựng địa bàn hai bên biên giới đoàn kết, ổn định và phát triển, đến việc triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh phòng chống hiệu quả mọi mối nguy cơ gây hại đến an ninh vùng biên giới... Năm 2020 là năm đầy nỗ lực vượt khó của những người lính Biênphòng trên vùng ngã ba Đông Dương.
Nụ cười rất hiền của anh khiến tôi liên tưởng đến những khoảnh khắc ấm áp, đầy yêu thương của thầy trò vùng biên những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Cũng nụ cười rất hiền, giọng nói trầm ấm vang lên từ góc làng, những lớp học Biênphòng ngày ấy đã chắp cánh cho biết bao ước mơ vươn xa. Với cậu học trò nhỏ người dân tộc thiểu số Dẻ-Triêng, Xiêng Văn Thang, ước mơ ấy giờ đây đã thành hiện thực: Anh đã và đang tiếp bước trên con đường của những thần tượng…
Sống giữa đại ngàn Trường Sơn, có thể nói, núi rừng là bộ phận không thể tách rời trong đời sống cộng đồng của người Giẻ Triêng ở vùng cực Bắc Tây Nguyên. Trên lĩnh vực văn hóa, sự hiện diện của cỏ cây, hoa lá, chim muông, của núi đồi trập trùng ngút ngàn trong tầm mắt đã trở thành “lát cắt” sâu nhất, mà nhìn bất cứ đâu trong thơ - ca - nhạc - họa, trong đời sống tâm linh và hiện thực cũng đều thấy rất rõ. Sự hiện diện ấy bao trùm cả một không gian rộng lớn và “cô đặc” trong hơi thở của đất làng.
Khoảng 25 năm về trước, nếu có dịp đến với 3 xã Đăk Blô, ĐăkNhoong và Đăk Long của huyện Đăk Lây, tỉnh Kon Tum, chắc không nhiều người dám đặt niềm tin về một sự phát triển. Giữa mênh mông đại ngàn, con đường Trường Sơn huyền thoại cứ len lỏi trong sự cô đơn tĩnh lặng. Làng bản cách nhau cả ngày đường, nên nhìn đâu ở đây cũng thấy mênh mông một “vùng trắng” cả trong nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Hơn 1/4 thế kỷ đi qua, đã có sự đổi thay tưởng chừng như rất khó, nhưng cũng có những giá trị trở nên bất biến...
Theo lời kể của các bậc cao niên, làng (thôn) Đăk Nớ, thuộc xã ĐăkNhoong, huyện Đăk Lây, tỉnh Kon Tum hiện hữu trên “bản đồ” cộng đồng người dân tộc thiểu số Dẻ Triêng từ hồi họ còn là những... cậu bé, cô bé. Và ngôi nhà rông vừa mới được dựng lên ngay vị trí đắc địa của làng cũng đã qua hàng chục lần làm mới, nhưng vẫn giữ được nguyên bản kiến trúc nhà sàn tổ tiên để lại. Sau mỗi lần được làm mới, người Dẻ Triêng ở Đăk Nớ lại tổ chức lễ cúng mừng nhà rông mới rồi mở hội...
Sáng 31-12, Đại tá Trần Văn Bừng, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP chủ trì làm việc với chỉ huy các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Cục Chính trị BĐBP về công tác phối hợp tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Mừng xuân, ơn Đảng” năm 2020.
Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) Hoàng Trung Thông cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra vụ nổ đầu đạn làm 9 người bị thương tại xã ĐăkNhoong.