Ở hai hoàn cảnh của đất nước và hai thế hệ khác nhau, nhưng câu chuyện của những người lính Biênphòng trên miền biên Bu Prăng 1, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) có nét hao hao hình ảnh bộ đội thời kỳ kháng chiến chống Pháp trong bài hát “Bộ đội về làng” của nhạc sĩ Lê Yên. “Các anh về mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ…”. Bộ đội Cụ Hồ thì thời nào cũng vậy, luôn vẹn nguyên tình yêu trong lòng nhân dân.
Dù ngày nắng nóng hay đêm mưa, lạnh giá, dẫu vẫn còn đó những khó khăn, vất vả nhưng trên các nẻo đường biên giới tuyến Tây Nguyên, những người lính Biênphòng vẫn xác định tốt trách nhiệm, động viên nhau, cùng đồng lòng, đồng tâm bám trụ biên giới. Trên những gương mặt rám nắng vì nắng gió biên thùy ấy, lúc nào cũng thấy nụ cười tươi sáng. Bởi các anh tin tưởng rằng, ngày chiến thắng dịch bệnh đang đến gần...
Ngày 5-2, Đoàn công tác của UBND tỉnh Đăk Nông do đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã đi thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ tại các chốt phòng, chống dịch Covid-19 khu vực biên giới tỉnh Đăk Nông.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP và Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) về việc tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong các ngày từ 18 đến 25-1, BĐBP các tỉnh: Tiền Giang, Thanh Hóa, Tây Ninh, Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Ninh Thuận, Nghệ An, Nam Định, Lào Cai, Kon Tum, Kiên Giang, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Đắk Nông, Cao Bằng, Cà Mau, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng VietinBank tổ chức Chương trình nghệ thuật “Lời ca dâng Đảng”; tặng cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ cho nhân dân khu vực biên giới, biển, đảo; tặng quà các hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn biên giới.
Rất nhiều người bất ngờ khi biết Đại úy Nguyễn Văn Hoàn, Đội trưởng Đội Tuyên truyền Văn hóa, Phòng Chính trị, BĐBP Đắk Nông là họa sĩ, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Điều đáng quý hơn cả là “gia tài” của anh - những tác phẩm đoạt giải thưởng, được đánh giá cao luôn là những bức họa có liên quan đến BĐBP và biên giới.
Hiện nay, tình hình tội phạm về buôn lậu, tội phạm về ma túy vẫn diễn biến phức tạp tại các tỉnh biên giới như: Kon Tum, Quảng Trị, Gia Lai... Đáng chú ý, loại tội phạm này thường hoạt động có tổ chức, tập trung nhiều đối tượng đã có tiền án, tiền sự, với phương thức phạm tội tinh vi, xảo quyệt nhưng không kém sự manh động, liều lĩnh. Nhiều đối tượng sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ chống trả quyết liệt với lực lượng chức năng khi bị phát hiện, truy bắt.
Dù không muốn nhưng các đơn vị BĐBP Gia Lai vẫn phải làm “bạn đồng hành” với nắng gió biên thùy và xem sự khắc nghiệt của tự nhiên như thứ “gia vị” không thể thiếu trong “thực đơn” mỗi ngày của người lính. Nắng gió biên thùy có thể bào mòn thể lực, “nâng chất” phong trần lên mái tóc, làn da, nhưng chưa bao giờ đánh gục ý chí, làm chậm bước chân của người lính hướng về phía trước…
Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2019), BĐBP các tỉnh, thành tổ chức nhiều hoạt động tri ân các anh hùng liệt sỹ, thương binh và người có công với cách mạng.
Sáng 20-5, Đại tá Phan Quý Vỹ, Phó Chính ủy BĐBP Đắk Nông cho biết, Bộ Chỉ huy BĐBP Đắk Nông vừa phối hợp với chính quyền địa phương trao tặng “Mái ấm biên cương” cho gia đình anh Điểu Dưng, thuộc diện hộ nghèo ở bon Bu Nung, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Ngày 24-1, tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, Bộ Chỉ huy BĐBP Đắk Nông phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức bàn giao 2 căn nhà “Mái ấm biên cương” cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Trong 2 ngày 15-16/12, ĐồnBiênphòng Tuy Đức và ĐồnBiênphòng Đăk Dang (BĐBP tỉnh Đắk Nông) tổ chức tuần tra song phương cùng Đại đội 1, Tiểu đoàn 2 (Tiểu khu Quân sự tỉnh Mondulkiri, Campuchia). Đây cũng là lần đầu tiên ĐồnBiênphòng Đăk Dang và Đại đội 1 phối hợp tuần tra song phương.
Biên giới Việt Nam hiện tại cơ bản được xác lập từ thời Hoàng đế Minh Mạng (1820-1840) với cách chia tỉnh gần như cách chia hiện nay, với đường bờ biển hơn 3.200km và cả hai vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Có được một vùng lãnh thổ thiêng liêng đó, đã phải tốn bao nhiêu xương máu, nước mắt và mồ hôi của bao thế hệ cha ông bảo vệ bờ cõi chống xâm lược, mở mang đất đai lúc còn hoang vu và những chuyến hải hành xác lập chủ quyền thời Nguyễn của con dân đảo Lý Sơn, nhiều trai tráng ra đi không trở về.
Thực hiện lời dạy của Bác đối với cán bộ làm công tác dân vận: “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, gần 60 năm qua, nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP công tác tại địa bàn Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông) đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, sống cùng dân, tận tụy chăm lo đời sống cho dân ở khu vực biên giới, nhất là đồng bào dân tộc ít người.
Chúng tôi đến bon Bu Prăng (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông) - khu tái định cư của đồng bào Mnông nằm sát biên giới, vào một ngày đầu tháng 9. Trong những câu chuyện của mọi người đều nhắc đến một người lính Biênphòng đã nhiều năm “4 cùng” với bà con. Dù không còn ở Bu Prăng nữa, nhưng từ người già đến trẻ nhỏ luôn nhắc đến anh, luôn mong anh về.