Trưa biên giới nắng như đổ lửa, những con đường vun vút xe qua lại vội vã trong đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư với bao lo lắng. Điều đó khiến những trẻ em Việt kiều sống tại khu vực biên giới các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh... càng thêm khó khăn. Thời điểm này, các em muốn bán được một tờ vé số hay đi cắt bồn bồn, vớt lục bình để phụ giúp gia đình là điều không thể. Nhưng nắng nóng hay dịch bệnh không thể ngăn trở các em ôn bài, bởi chỉ đợi dịch bệnh tạm lắng, các em sẽ trở lại với lớp học tình thương của mình để tham gia kỳ thi cuối năm.
Trong hành trình 44 năm xây dựng và phát triển, BĐBP Bình Phước luôn thực hiện tốt phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” và gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc nơi biên giới. Những sẻ chia, những việc làm giàu tính nhân văn đó của những người lính mang quân hàm xanh đã trở thành biểu tượng đẹp của tình quân dân.
“Người thầy giáo mang quân hàm xanh”; “Người thầy thuốc mang quân hàm xanh”; “Người chiến sĩ văn hóa mang quân hàm xanh”... đó là những tên gọi thân thiết, gần gũi mà đồng bào các dân tộc trên khu vực biên giới dành tặng cho người chiến sĩ BĐBP. Giờ đây, họ - những người lính làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia lại có thêm tên thân thương nữa, đó là những “tay kéo Biênphòng”. 3 tháng nay, đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, các chiến sĩ Biênphòng Bình Phước lại mang “tài lẻ” về với thôn, ấp để “làm đẹp” miễn phí cho nhân dân, trẻ em nơi đây.
Đến xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, tôi được nghe những câu chuyện về tình làng nghĩa xóm, chứng kiến những người được chính quyền địa phương, lực lượng Biênphòng cùng bà con động viên, giáo dục đã tránh xa tệ nạn xã hội… Điều đó đã minh chứng phần nào cho sự hoạt động hiệu quả của mô hình Tổ tự quản an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn, trong suốt 4 năm qua.
Chuyện về những chiến sĩ mang quân hàm xanh giúp dân làm kinh tế đã trở thành biểu tượng của tình quân dân trên khắp các tuyến biên giới của Tổ quốc. Ở xã Lộc Thịnh (Lộc Ninh, Bình Phước) cũng vậy, phải vào tận khóm, ấp, được nghe và chứng kiến những câu chuyện của cán bộ, chiến sĩ ĐồnBiênphòngcửakhẩuTàVát, BĐBP Bình Phước giúp dân làm nhà, tuyên truyền cách ăn ở vệ sinh, hỗ trợ, hướng dẫn bà con làm ăn, phát triển kinh tế... mới thấy rõ tình quân dân bền chặt ở vùng biên giới này.
Mới hơn 7 giờ sáng, chúng tôi có mặt tại Trường cấp 1, 2 xã Choam Karavien, huyện Mi Mốt, tỉnh Tboung Khmum, Vương quốc Cam-pu-chia. Rất đông người dân trong xã đã đến từ hơn 5 giờ sáng. Dù không hiểu tiếng nhau, song khi thấy thầy thuốc Biênphòng Việt Nam, trên gương mặt ai cũng nở nụ cười chào đón.
Chiều 10-10, đoàn công tác của Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam do Thiếu tướng Hồ Bá Vinh, phụ trách Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị làm trưởng đoàn đã đến thăm và kiểm tra tại BĐBP tỉnh Bình Phước. Cùng đi có Thiếu tướng Võ Văn Lẹ, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP.
Trải qua 41 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, BĐBP Bình Phước luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, biết dựa vào dân để tăng thêm sức mạnh, cùng chung nỗi lo và niềm vui của nhân dân. Chính vì lẽ đó nên BĐBP Bình Phước luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực sự là chỗ dựa tin cậy của nhân dân trên biên giới. Nhân dịp kỷ niệm 41 năm Ngày thành lập BĐBP Bình Phước (4/6/1975 - 4/6/2016), phóng viên báo Biênphòng đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Nguyễn Văn Liên, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP Bình Phước về những thành tích mà đơn vị đã đạt được trong những năm gần đây.
Khi chúng tôi có mặt ở huyện Lộc Ninh thì vừa diễn ra cuộc kiểm tra toàn cục tình hình khẩn cấp triển khai kế hoạch bảo vệ rừng của UBND tỉnh Bình Phước. Sau 6 tháng công tác tuần canh bảo vệ rừng Tà Thiết được giao về cho lực lượng BĐBP, Chủ tịch tỉnh Bình Phước, ông Nguyễn Văn Trăm sau chuyến thị sát rừng đã thở phào: "Rừng đã xanh trở lại".
Những ngày cuối năm 2013, đến các đồnbiênphòng dọc tuyến biên giới Lộc Ninh (Bình Phước), không mấy khi được gặp đầy đủ các anh chỉ huy đồn vì họ thường phân công nhau đi công tác vắng. Tại Đồn BP TàVát, đồng chí Đồn trưởng và hai Đồn phó không có nhà, chỉ có Phó Đồn trưởng, Trung tá Phạm Xuân Mai trực. Đơn vị mới có quyết định chuyển thành Đồn BPCK TàVát nên nhiệm vụ cũng nhiều và phức tạp thêm. Ngoài những điểm bảo vệ ở cửakhẩuTàVát, điểm khai thác mỏ Nhà máy xi măng Bình Phước, còn thêm công việc mới nhận bàn giao từ đơn vị 208 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, bảo vệ rừng biên giới từ Khu di tích lịch sử Tà Thiết tới km 14, giáp với khu vực Đồn BP Tà Vét. Gần 60 cán bộ, chiến sĩ phải căng mình ra quán xuyến nhiệm vụ.
Khi chúng tôi có mặt ở huyện Lộc Ninh thì vừa mới diễn ra cuộc kiểm tra toàn cục tình hình khẩn cấp triển khai kế hoạch bảo vệ rừng của UBND tỉnh Bình Phước. Sau 6 tháng công tác tuần canh bảo vệ rừng Tà Thiết được giao về cho lực lượng biênphòng, Chủ tịch tỉnh Bình Phước, ông Nguyễn Văn Trăm sau chuyến thị sát rừng đã thở phào: “rừng đã xanh trở lại”.