Trước khi giới thiệu chúng tôi đến Trạm Biênphòngcửakhẩu (BPCK) Khánh Bình, Thượng tá Nguyễn Hoài Linh, Chính trị viên ĐồnBPCK Long Bình, BĐBP An Giang cho biết: “Ở đơn vị có nhiều tấm gương tiêu biểu, nhưng nổi bật hơn cả là Đại úy Hoàng Minh Tuấn, Trạm trưởng Trạm BPCK Khánh Bình. Tuấn là người năng nổ, chịu khó, dám nghĩ, dám làm và có mối quan hệ tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đồng chí đã cùng với Ban Chỉ huy đơn vị vận động được hàng nghìn chiếc khẩu trang phát miễn phí cho du khách và người dân qua lại cửakhẩu”.
Hưởng ứng Tháng Thanh niên 2019, trong các ngày 25 và 26-3, Đoàn Thanh niên BĐBP các tỉnh, thành đã sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động, phần việc thanh niên ý nghĩa và thiết thực, chào mừng 88 năm Ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2019).
25 tuổi đời và hơn 7 tuổi quân, nhưng Trung úy Lê Thừa Văn, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng ĐồnBiênphòngcửakhẩu (BPCK) quốctếLaoBảo, là một gương mặt tiêu biểu của tuổi trẻ BĐBP Quảng Trị với bộ sưu tập thành tích học tập, thực hiện nhiệm vụ và hoạt động phong trào thanh niên thật đáng nể. Trong mọi hoạt động, Trung úy Lê Thừa Văn luôn tràn đầy nhiệt huyết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đồng đội tin yêu và quý mến.
ĐồnBiênphòngcửakhẩu (BPCK) Trà Lĩnh, BĐBP Cao Bằng phụ trách địa bàn 4 xã, 1 thị trấn thuộc huyện Trà Lĩnh với 63 xóm biên giới; đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Nhằm thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã khắc phục khó khăn, giúp đỡ đồng bào phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng cuộc sống ổn định.
Xác định công tác vận động quần chúng là một biện pháp công tác biênphòng cơ bản, quan trọng góp phần xây dựng nền biênphòng toàn dân vững mạnh, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều mô hình, chương trình hướng về người dân biên giới. Thông qua các hoạt động thiết thức, ý nghĩa, BĐBP Thừa Thiên Huế đã xây dựng được thế trận lòng dân bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.
Những dải đất lượn sóng trùng điệp bạt ngàn ở xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trước đây người dân chỉ trồng được cây ngô. Nhưng bây giờ, đất bạc màu, cây ngô cho năng suất thấp, giá cả lại không ổn định nên cuộc sống bà con vẫn quanh quẩn với cái nghèo. Năm 2017, ĐồnBiênphòngcửakhẩu (BPCK) Lóng Sập, BĐBP Sơn La mạnh dạn xây dựng đề án đưa cây chanh leo vào trồng thí điểm mang lại niềm hy vọng thoát nghèo bền vững cho đồng bào. Khi đề án được các cơ quan chức năng thông qua, UBND huyện Mộc Châu đã đặt niềm tin vào BĐBP, quyết định hỗ trợ một phần vốn, phân bón và Công ty Cổ phần Thực phẩm Nafoods Tây Bắc hỗ trợ kỹ thuật, cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm cho bà con với giá ổn định.
Chi Ma, tháng 4-2018, những cơn gió mùa Đông Bắc cuối cùng của năm ào qua đây quật tơi tả, cây hoa gạo rụng hoa đỏ ối bên cạnh cột mốc 1224. Ông Vi Văn Như, một trong những nhân chứng lịch sử của Chi Ma đi cùng những thăng trầm của mảnh đất này suốt 60 năm qua đưa tôi đi qua những con đường rụng đầy hoa đỏ để tham quan các công trình nâng cấp cặp cửakhẩu Chi Ma – Ái Điểm đang xây dựng. Trong tiếng gió Chi Ma là cuộc trò chuyện với giọng kể đầy cuốn hút và cởi mở của ông.
Để làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ rừng ven biển, trong những năm qua, BĐBP Thái Bình đã chủ động phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương và các đơn vị đứng chân trên địa bàn tích cực trồng và bảo vệ rừng, góp phần giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, bảo vệ đê sông, đê biển, bờ đập nuôi trồng thủy, hải sản, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do bão lũ gây ra.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, ngay từ đầu năm 2016, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Lạng Sơn đã xác định 18 chỉ tiêu và 8 nhiệm vụ trọng tâm trong nghị quyết lãnh đạo và kế hoạch công tác, trong đó tập trung hoàn thành thắng lợi mục tiêu đột phá vào "2 mẫu mực, 1 điểm sáng". Đó là: Xây dựng BĐBP Lạng Sơn trở thành đơn vị mẫu mực về quản lý, bảo vệ biên giới, mẫu mực về công tác cửakhẩu và điểm sáng về công tác đối ngoại biênphòng.
Chịu ảnh hưởng của đạo Bà La Môn và đạo Phật - Tiểu thừa, người Khmer Campuchia ăn Tết vào thời điểm khác với người Việt. Chol Chnam Thmay theo tiếng Khmer có nghĩa là "vào năm mới". Như vậy, ngày Nguyên đán đầu tiên của năm cũng được tính theo lịch mặt trăng và nhằm vào thời điểm kết thúc mùa khô, đón mùa mưa tới ở Campuchia. Và nếu bạn đến với vùng biên giới Tây Nam bộ tiếp giáp với Campuchia vào thời điểm ấy, tức là đang đến với niềm hân hoan được chờ đợi nhất trong năm, để nói với nhau lời chúc tụng năm mới: "Soursdey Chnam Thmay" trong rực rỡ sắc hoa vàng tháng 4.
Chiều 8-1, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Cùng đi có các đồng chí: Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốcphòng; Thiếu tướng Ngô Minh Tiến, Tư lệnh Quân khu 1… và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Cao Bằng.
Thời gian qua, tình hình hoạt động của các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy trên khu vực cửakhẩuquốctế Cha Lo (Quảng Bình) diễn biến rất phức tạp, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và manh động. Lợi dụng việc thông thương qua lại ở khu vực cửakhẩu các đối tượng vận chuyển các mặt hàng cấm, trốn thuế từ bên kia biên giới tuồn sâu vào nội địa Việt Nam tiêu thụ. Trước tình hình trên, ĐồnBPCKquốctế Cha Lo, BĐBP Quảng Bình đã tăng cường lực lượng đấu tranh, ngăn chặn và triệt phá nhiều vụ buôn lậu lớn tại khu vực cửakhẩu.
Tuy không phải là lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, nhưng với trách nhiệm và nghĩa vụ của những người lính đóng quân khu vực biên giới, lực lượng BĐBP đã chủ động phối hợp với lực lượng Kiểm lâm các địa phương làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn, gìn giữ tài nguyên rừng.
Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013-2016" theo Quyết định 1133/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được triển khai sâu rộng ở tất cả các địa phương trong cả nước và đem lại hiệu quả thiết thực. Tháng 9-2016, vào thời điểm sắp kết thúc Đề án, nhiều địa phương đã tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả, qua đó cho thấy, Đề án xứng đáng là một lớp học lớn, phổ cập kiến thức pháp luật tới từng người dân miền núi, miền biển vốn là những địa bàn khó khăn về công tác giáo dục pháp luật.
Nằm bên dòng Đakrông hùng vĩ, xã A Ngo (huyện Đakrông, Quảng Trị, với 695 hộ dân) đang từng ngày thay đổi; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển; đói nghèo, lạc hậu đã trở thành quá khứ. Để đạt được những kết quả đó, quân và dân xã A Ngo đoàn kết một lòng phấn đấu vươn lên, duy trì, phát huy những nét đẹp văn hóa của nhân dân. Đồng thời, chính quyền địa phương thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục... phấn đấu trong tương lai gần, A Ngo sẽ trở thành điểm sáng ở miền Tây Quảng Trị.