Ngày 26/5, ĐồnBiênphòngcửakhẩuAĐớt, BĐBP Thừa Thiên Huế huy động lực lượng, phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng giúp các hộ gia đình tại xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả giông, lốc.
Tháng Ba là dịp để tuổi trẻ hướng về biên cương Tổ quốc, tham gia các hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và trách nhiệm đối với chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Hơn 5.000km biên giới trên đất liền, hơn 3.260km bờ biển cùng các đảo, quần đảo trọng yếu, tiền tiêu trên vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2. Từ núi cao vực sâu đến biển cả mênh mông, sóng dữ. Từ mùa Đông lạnh giá đến mùa Hạ nắng cháy, bước chân của cán bộ, chiến sĩ BĐBP trên các miền biên viễn không ngưng nghỉ…, tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc, duy trì hoạt động quản lý xuất, nhập cảnh, phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Và mùa Xuân năm nay cũng vậy…
Trong khuôn khổ Chương trình "Xuân Biênphòng ấm lòng dân bản" do Bộ Tư lệnh BĐBP và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức tại địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, sáng 8/1, ban tổ chức đã triển khai hoạt động khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 500 người dân địa phương. Đây là món quà đặc biệt của BĐBP, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và chính quyền địa phương tri ân nhân dân biên giới khi Tết đến, Xuân về.
Năm 2022, trong bối cảnh đất nước ta đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP và cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn lực lượng đã bám sát tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ công tác Biênphòng; đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển, đảo, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Dưới đây là 10 sự kiện, nhóm sự kiện Biênphòng nổi bật năm 2022 do Báo Biênphòng bình chọn.
BĐBP đóng quân trên khu vực biên giới, địa bàn có nhiều điểm xung yếu, thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên phải hứng chịu các loại hình thiên tai như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán. Do đó, với tinh thần trách nhiệm và tình cảm dành cho nhân dân các dân tộc nơi biên giới, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Biênphòng luôn xông pha, có mặt đầu tiên ở những nơi nguy hiểm nhất, địa bàn xa nhất, sâu nhất để cứu giúp người dân. Họ cũng là những người rời đi sau cùng khi đã giúp bà con qua cơn hoạn nạn.
Ngày 29/10, ĐồnBiênphòngcửakhẩuAĐớt (BĐBP Thừa Thiên Huế) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện A Lưới tổ chức tặng quà cho nhân dân bản Ka Lô, Đại đội Bảo vệ biên giới 531, Đồn Công an Tà Vàng (huyện Ka Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào).
Những năm qua, Đảng ủy BĐBP Thừa Thiên Huế luôn quan tâm tới vấn đề phát triển và xây dựng đội ngũ cán bộ là người địa phương, người đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, đội ngũ cán bộ này đã và đang phát huy hiệu quả công tác, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng ủy BĐBP tỉnh trong việc xây dựng và tạo nguồn cán bộ.
Những năm qua, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới được Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện nghiêm túc. Từ đó, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nền biênphòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vùng biển của Tổ quốc.
Thời gian qua, việc thực hiện công tác dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chương trình nông thôn mới tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế được triển khai thực hiện đúng quy định, tiến độ và đạt được những những kết quả vượt bậc. Trong bề dày thành tích đó, không thể phủ nhận sự chung tay của các đồnBiênphòng góp phần làm chuyển biến rõ nét khu vực biên giới huyện A Lưới.
A Lưới là huyện biên giới của tỉnh Thừa Thiên Huế với thành phần đa dân tộc, tuy nhiên, trình độ dân trí, kinh tế-xã hội thấp là một trong những rào cản để địa phương phát triển toàn diện.
Bằng tâm huyết, trách nhiệm và sự sẻ chia của những người lính Biênphòng, nhiều đồng bào nghèo ở khu vực biên giới đã được an cư trong những ngôi nhà khang trang, kiên cố, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới ở vùng biên.
Tình đoàn kết, hữu nghị giữa Đại đội Bảo vệ biên giới 531, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sê Kông (Lào) với ĐồnBiênphòngcửakhẩuAĐớt, BĐBP Thừa Thiên Huế (Việt Nam) đã cho “trái ngọt” là những thành quả đạt được sau gần 10 năm kết nghĩa. Sự hiệp đồng, thống nhất trong công tác của lực lượng bảo vệ hai bên biên giới đã góp phần xây dựng khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển.
Trong cái nắng gay gắt miền biên cương những ngày đầu tháng 9, chúng tôi có dịp cùng cán bộ, chiến sĩ ĐồnBiênphòngcửakhẩuAĐớt, BĐBP Thừa Thiên Huế đến thăm nhân dân bản Ka Lô, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào. Trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà san sát và màu xanh của những nương ngô, vườn dứa bạt ngàn - minh chứng cho mồ hôi, công sức và sự sẻ chia của những người lính quân hàm xanh nơi đây đã xây đắp nên tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt trên biên giới Việt Nam - Lào.
Ngày 10/9, đã diễn ra Hội nghị sơ kết công tác kết nghĩa giữa ĐồnBiênphòngcửakhẩuAĐớt, BĐBP Thừa Thiên Huế (Việt Nam) và Đại đội Bảo vệ biên giới 531, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sê Kông (Lào).