Trong những ngày qua, trên những thửa ruộng của người dân xã biên giới Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế như rộn ràng hơn khi bước vào chính vụ thu hoạch lúa. Những giọt mồ hôi ướt đẫm vạt áo và những mệt nhọc đã được xua tan bằng những bông lúa chín vàng, trĩu hạt và tình quân dân ấm áp nơi biên giới.
Một người dân tộc Cơ Tu chỉ lên mỏm đồi cao - nơi đặt chốt tăng gia của Đồn Biên phòng A Xan, BĐBP Quảng Nam và nói rằng, khói bếp nơi này bao giờ cũng bốc lên sớm nhất ở thung lũng được bao bọc bởi 3 ngọn núi Chuôn, Quýt và Ra Lát.
Từng là cây trồng chỉ để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, không ai để tâm chăm sóc, nhưng ngày nay, cây hồi đã giúp bà con ở tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Bình Gia nói riêng trở thành cây trồng chủ lực xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
Nhiều năm qua, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, BĐBP Nghệ An đã đưa ra các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, đồng thời đảm bảo tuyệt đối an toàn về mọi mặt. Nhờ đó, cán bộ, chiến sĩ đơn vị luôn được nhân dân tin yêu, đồng lòng góp sức bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn.
Buổi sáng, Trung tá Phan Văn Năm, cán bộ phụ trách địa bàn bản Ka Ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình lại đến nhà đồng bào người Chứt trong bản nhắc nhở “ra đồng chăm sóc lúa, nhổ cỏ”. Có người trả lời “miềng ăn xong cái đã, từ từ miềng mới đi”. Trung tá Năm và anh em Biên phòng cắm bản, ngoài việc nhắc nhở bà con ra đồng còn tuyên truyền cho bà con về việc chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Đến thôn Suối Đồng (thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang), dường như người dân nào cũng nhận thức được rằng: Muốn nâng cao đời sống hơn nữa, thì phải phát triển kinh tế toàn diện, không chỉ sản xuất trồng cây lúa, cây ngô, khoai sắn, mà còn phải trồng rừng, phát triển cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào đắp ao hồ thả cá.
Ở xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, nhắc đến ông Hoàng Văn Nguyên, người cao tuổi có uy tín, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB), người dân trong xã ai cũng đều tin yêu, kính trọng, bởi suốt chặng đường dài người CCB ấy gắn bó với Cốc Mỳ - nơi được coi là quê hương thứ hai của ông. Ông Nguyên không chỉ đi đầu trong phát triển kinh tế hiệu quả, mà còn mẫu mực, quan tâm, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, góp sức xây dựng tổ chức Hội. Không những thế, ông còn có nhiều đóng góp quan trọng trong việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương trong sạch vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.
Đóng quân trên địa bàn biên giới, nhiều năm nay, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhâm, BĐBP Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm tựa tin cậy của người dân. Bằng tất cả tinh thần, trách nhiệm và tấm lòng, các cán bộ, chiến sĩ của đồn đã lặng thầm giúp cho miền phên dậu khởi sắc.
Đóng quân tại địa bàn các xã biên giới, vùng biển, đảo với điều kiện địa hình, giao thông, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, song với tinh thần tự lực, tự cường, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) các đồn Biên phòng trên hai tuyến biên giới của tỉnh Quảng Trị đã khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, huy động các nguồn lực để phát triển mô hình tăng gia sản xuất (TGSX) tại đơn vị. Từ đây, có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả đã tạo nguồn thực phẩm tại chỗ ổn định, đáp ứng nhu cầu hằng ngày và cải thiện, nâng cao đời sống cho CBCS tại các đơn vị.
Chiều trên Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, có những người trẻ rưng rưng thắp từng nén hương thơm lên hàng bia mộ. Họ nhận ra được giá trị của lịch sử, đau đớn trước những hy sinh, mất mát của dân tộc, cảm phục và biết ơn những người đã ngã xuống cho Tổ quốc hòa bình hôm nay.
Huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn có diện tích đất lâm nghiệp lớn, toàn huyện có trên 98.000ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 89% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích rừng sản xuất lớn, nguồn lao động dồi dào là lợi thế để địa phương này phát triển lâm nghiệp. Phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của địa phương, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Bình Gia đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế rừng gắn với phát triển rừng bền vững. Qua đó, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, đồng thời, không ngừng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn toàn huyện.
Nằm ven quốc lộ 14C, cách thành phố Gia Nghĩa 90km, Đồn Biên phòng cửa khẩu Bu Prăng (tiền thân là Đồn Công an nhân dân vũ trang Bu Prăng) trấn giữ một khu vực biên ải quan trọng phía Tây tỉnh Đắk Nông. Nơi đây, 44 năm về trước, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, cán bộ, chiến sĩ Đồn Bu Prăng đã mưu trí, anh dũng chiến đấu, đánh bại 126 đợt tấn công của kẻ thù, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc...
Sau thời gian triển khai, các mô hình sinh kế do Đồn biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, BĐBP Thừa Thiên Huế hỗ trợ cho người dân khu vực biên giới xã Trung Sơn, huyện A Lưới đã mang lại những tín hiệu tích cực, từng bước giúp người dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Trong những ngày tháng 7 lịch sử này, đi tới bất cứ đâu, ở các đồn Biên phòng trên tuyến Tây Nguyên, đều thấy các hoạt động tri ân các anh hùng, liệt sĩ. Tại Đắk Nông, không hẹn mà gặp, nhiều cựu chiến binh, hàng trăm người dân thuộc các thành phần dân tộc đều tụ hội về các nhà bia tưởng niệm liệt sĩ ở các đồn Biên phòng để bày tỏ tấm lòng thành kính với những người con ưu tú đã vĩnh viễn nằm lại nơi vùng biên viễn này...
Việc triển khai bảo vệ rừng gắn với sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số đã mở ra hướng đi mới, vừa góp phần vào việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vừa hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.