Đối với các nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn Văn công BĐBP, đi đến mọi miền biên cương của Tổ quốc biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên trong suốt chặng đường 64 năm qua của đơn vị. Trong mỗi chuyến lưu diễn đã để lại trong những nghệ sĩ, diễn viên nhiều tình cảm và kỷ niệm đẹp. Trong chuyến lưu diễn 15 ngày vừa qua tại các tỉnh biên giới Tây Nguyên, Đoàn Văn công BĐBP đã có chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở khu vực biên giới.
Thép Xanh Nam Định đã khởi đầu mùa giải mới một cách mỹ mãn khi toàn thắng cả hai trận đấu đầu tiên lần lượt trước Câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh và SHB Đà Nẵng. Đó là kết quả hoàn toàn trái ngược với đội bóng luôn phải đua trụ hạng các mùa giải gần đây.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, ngày 30/7, tại tỉnh Sơn La, Bộ Tư lệnh BĐBP chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và các cơ quan chức năng tổ chức Tọa đàm “Quân đội tích cực phòng, chống tội phạm mua bán người”.
Đường lên biên giới, xe nghiêng nghiêng đèo dốc. Giai điệu khỏe khoắn, đầy tự hào của ca khúc “Hành khúc Biên phòng” của Đại tá, nhạc sĩ Hoàng Long khiến cung đường như gần lại, tất cả đoàn đều sôi nổi hát theo. Phần điệp khúc là trọn vẹn 4 câu thơ Bác tặng những chiến sĩ quân hàm xanh tại Đại hội chiến sĩ thi đua Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, năm 1962. Sau đó, giai điệu uyển chuyển: “Lời Bác thiết tha là khúc quân hành ca/ Chúng con lên đường bảo vệ biên cương...” khiến tôi quyết tâm tìm hiểu sâu hơn về những ca khúc nói lên tình cảm kính yêu của quân dân biên giới đối với vị cha già dân tộc.
Thấm thoắt cũng đã 2 mùa mưa nắng đi qua kể từ ngày đại dịch Covid-19 xuất hiện, trên tuyến đầu biên giới các tỉnh Tây Nguyên, bộ đội và nhân dân vẫn đoàn kết một lòng, chung tay gìn giữ và bảo vệ biên giới. Cái sự dẻo dai, bền bỉ ấy đã là chất kết tinh được gạn lọc, bồi lắng suốt một quá trình dài đương đầu với mọi mối nguy cơ; từ giặc ngoại xâm đến “giặc đói”, “giặc dốt”. Hôm nay, dẫu đang đứng trước những thách thức không hề nhỏ của đại dịch, những chủ nhân của đất rừng biên giới vẫn luôn biết cách vượt qua để có được mùa Xuân ấm áp và trọn vẹn nhất…
Chiều 17-3, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2021) và Tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu BĐBP năm 2020 tại 46 điểm cầu, với 898 đại biểu tham dự. Tại điểm cầu Hà Nội, Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP chủ trì buổi lễ; đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dự buổi lễ.
Trung tá Đỗ Xuân Trinh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang, BĐBP Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa bắt giữ 2 đốitượng có hành vi nhập cảnh trái phép.
Đồng hành với hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược có một đội ngũ nhà văn chiến sĩ hùng hậu. Có người từng ví đây là một “binh chủng đặc biệt” của Quân đội ta bởi họ đã góp phần quan trọng trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do, hòa bình thống nhất cho đất nước.
Thanh niên Tiền phong - tổ chức quần chúng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy Nam Kỳ, đã làm nên sức mạnh thần kỳ như Phù Đổng, góp vào bão táp cách mạng mùa Thu năm 1945 sức mạnh quật khởi của cả dân tộc Việt Nam.
Cách đây 75 năm, Thừa Thiên-Huế là Thủ đô phong kiến, đầu não của chính quyền bù nhìn cả nước, nơi đóng quân và bộ máy tối cao của cố vấn Nhật nhưng sự lãnh đạo của lực lượng Việt Minh đã tập hợp, quy tụ được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả tầng lớp quan lại phong kiến yêu nước, làm nên thắng lợi trọn vẹn của cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945 tại đây, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, các Mẹ Việt Nam Anh hùng đã trở thành những người chiến sỹ thầm lặng, góp phần làm nên những trang sử hùng tráng của dân tộc.
Lúc 10 giờ ngày 26-3, được sự vận động của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, BĐBP Quảng Trị và sự động viên của gia đình, đốitượngNguyễnNgọcTráng, sinh năm 1998, trú tại Nam Xuân Đức, Tân Thành, Hướng Hóa, Quảng Trị đã ra đầu thú về hành vi vận chuyển 575 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.
Tổ quốc gắn liền với biên giới, biển, đảo và người lính. Văn học nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng luôn đề cập đến tình yêu Tổ quốc. Trong 60 năm qua, người lính Biên phòng đã nhận được rất nhiều tình cảm của các nhạc sĩ, nghệ sĩ, thể hiện qua những tác phẩm âm nhạc về biên giới, biển, đảo và BĐBP. Những ca khúc ấy đã theo chân các chiến sĩ Biên phòng vang lên trên khắp các nẻo đường biên giới, góp phần động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân biên giới đoàn kết gắn bó bên nhau, ngày đêm bảo vệ sự bình yên biên cương Tổ quốc.
Tháng hai ra biên ải, sương mù đặc quấn quýt quanh đỉnh núi Pò Hèn như một vành khăn trắng. 40 năm qua, từ ngày 32 chiến sĩ biên phòng Đồn 209 Pò Hèn hy sinh trong trận chiến bảo vệ biên giới sáng ngày 27-2-1979, mùi nhang thơm tưởng nhớ đồng đội trở thành quá quen thuộc ở nơi này. 40 năm, cũng là thời điểm để Bộ Tư lệnh BĐBP cùng với tỉnh Quảng Ninh tu sửa, chỉnh trang lại di tích trên đồi Quế năm xưa, để bản anh hùng ca được trọn vẹn, sống mãi trong tưởng niệm.
Chiều 4-11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, lần thứ X. Tham dự lễ bế mạc có bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban tổ chức ngày hội; các đồng chí lãnh đạo, nghệ nhân, diễn viên, vận động viên của 10 tỉnh tham gia ngày hội.