Mấy năm qua, giá cà phê bị rớt thê thảm, người nông dân đang điêu đứng. Trước tình cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”, họ đành sản xuất theo kiểu “cầm chừng”. Việt Nam hiện đã ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương quốc tế. Vậy, bài toán đặt ra là phải nâng cao chất lượng cà phê sạch, mở con đường lớn vào thị trường toàn cầu.
Trong không khí tưng bừng, phấn khởi mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các tầng lớp nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc đều thể hiện niềm tin mạnh mẽ vào những quyết sách đúng đắn của Đại hội và hoàn toàn tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta sẽ tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên mạnh mẽ. Báo Biên phòng lược ghi một số ý kiến tâm huyết.
Chiều 30-1, Đại hội lần thứ XIII của Đảng làm việc tại Hội trường, nghe Ban Kiểm phiếu báo cáo kết quả bầu cử, công bố danh sách các đồng chí trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Sáng 7-12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2020. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng dự và chỉ đạo hội nghị. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì hội nghị.
Trong những ngày vừa qua, tình hình mưa bão, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung diễn biến hết sức phức tạp, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống nhân dân. Nhằm giúp đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả do thiên tai, lũ lụt, BĐBP các tỉnh, thành, các tổ chức, cá nhân trên cả nước đã có nhiều hoạt động thiết thực để chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ.
Từ 360 tỉ đồng vào năm 2015, đến năm 2019, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã đạt trên 750 tỉ đồng - con số đáng tự hào đối với một huyện vùng cao núi đá. “Chìa khóa” để đạt được con số ấn tượng trên đến từ quyết định chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ tự cung, tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa với những loại cây đặc sản, lợi thế.
Lần đầu tiên 300 Mẹ Việt Nam anh hùng, đại diện cho gần 5.000 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống tề tựu tại thủ đô Hà Nội trong chương trình “Gặp mặt đại biểu Bà mẹ Việt Nam anh hùng toàn quốc năm 2020”.
Trong ngày 21-5, Quốc hội nghe hai Tờ trình về dự án Luật Biên phòng Việt Nam và dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).
“Có gì đâu anh! Thời điểm này, em chỉ là một trong rất nhiều người lính tạm gác những nỗi niềm riêng tư để tập trung cho phòng, chống dịch Covid-19, điều hạnh phúc nhất của em bây giờ là vợ đã sinh cháu trai hơn 4kg, mẹ tròn, con vuông”. Đó là tâm sự của Trung úy Nguyễn Xuân Tài, Đội trưởng Tham mưu hành chính Đồn Biên phòng Yên Khương, BĐBP Thanh Hóa khi dẫn tôi lên thăm các chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trên biên giới xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa.
Tính đến ngày 2-4, các doanhnghiệp, các nhà hảo tâm đã quyên góp, ủng hộ các chiến sĩ Biên phòng đang làm nhiệm vụ trên biên giới các tỉnh, thành khu vực phía Nam hàng trăm ngàn khẩu trang; hàng chục ngàn chai nước rửa tay sát khuẩn, nước muối sinh lý; hàng ngàn bộ quần áo bảo hộ y tế; máy đo thân nhiệt điện tử cầm tay, với tổng trị giá hàng tỷ đồng, phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nhưng đáng trân trọng hơn là tấm lòng người dân luôn hướng về biên giới, chia sẻ, cảm thông, sát cánh cùng BĐBP, với niềm tin chiến thắng dịch bệnh.
Nhằm chung tay đẩy lùi dịch Covid-19, trong thời gian qua, đã có hàng trăm tổ chức, cá nhân, doanhnghiệp, cùng các nhà hảo tâm đồng hành, ủng hộ về tình cảm, vật chất cùng người lính Biên phòng đang ngày đêm căng mình chống dịch Covid-19 trên biên giới.
Trước diễn biến vô cùng phức tạp của đại dịch Covid-19 trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nhiều nghệ sĩ Việt đã đứng ra quyên góp kinh phí, trang thiết bị y tế, đồng hành cùng cả nước trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19. Đó là những hành động đẹp, nghĩa cử nhân ái đang lan tỏa thông điệp ý nghĩa ra cộng đồng.
Gần một tháng nay, các cán bộ, chiến sĩ BĐBP phải ăn lán, ngủ rừng, thay nhau “gác biên” 24/24 giờ. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, họ đã trở thành chiến sĩ tiên phong trên tuyến đầu Tổ quốc trong ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19 qua biên giới. Trên “chiến tuyến” mới này, BĐBP đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của rất nhiều cá nhân, hiệp hội, tổ chức xã hội thông qua việc gửi tặng các trang thiết bị bảo hộ, phòng, chống dịch. Sự tiếp sức kịp thời từ hậu phương đã khích lệ, động viên những người lính Biên phòng yên tâm thực hiện nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Chiều 14-2, Cục Chính trị BĐBP tổ chức tiếp nhận ủng hộ kinh phí và vật chất của các doanhnghiệp, tổ chức xã hội tặng cho BĐBP phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Phú Quốc từ lâu đã được mệnh danh là “đảo ngọc”, là “thiên đường du lịch”. Nhưng ít ai biết rằng, ở chính nơi đó, nhiều cán bộ, chiến sỹ Biên phòng vẫn đang âm thầm vượt qua khó khăn, gian khó. Giấu kín sự trăn trở ở phía sau, họ luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần bảo vệ vững chắc, bình yên cho huyện đảo. Họ được ví như là “trầm tích” của “đảo ngọc” Phú Quốc hôm nay.