Với hơn 400 ngày đêm chiến đấu chống quân Pol Pot, Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Cầu Muống (nay là Đồn Biên phòng Cầu Muống) đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, mưu trí, dũng cảm giết giặc lập công, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Trong cuộc chiến đấu này, có 8 cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) của đơn vị đã anh dũng hy sinh để bảo vệ tuyến biên giới Hồng Ngự.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Cầu Ván là một pháo đài vững chắc, đánh bại hàng chục cuộc tấn công cấp tiểu đoàn có phi pháo và tàu chiến yểm trợ. Đây cũng là đơn vị duy nhất của BĐBP Đồng Tháp vinh dự được 2 lần tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Tuy vừa mới được thành lập (tháng 3/1976), lực lượng còn mỏng, trang bị còn thiếu, cơ sở vật chất doanh trại đồn, trạm còn sơ sài, nhưng từ năm 1977-1979, Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Đồng Tháp đã cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp chiến đấu, dũng cảm để bảo vệ nhân dân, bảo vệ biên giới. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc này, đơn vị có 41 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và hơn 100 đồng chí là thương binh, bệnh binh.
Năm 1978, quân Pol Pot đã tập trung lực lượng đánh chiếm Long Khốt với mục đích làm bàn đạp tấn công sâu vào hậu phương của ta. Trải qua 43 ngày đêm, từ ngày 14/1 đến ngày 27/2/1978, cùng với các đơn vị quân đội và lực lượng dân quân địa phương, cán bộ, chiến sĩ Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Long Khốt đã chiến đấu, bẻ gãy 28 đợt tiến công phản kích của địch, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Cùng với Xa Mát, Lò Gò, Phước Tân, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, nhiều đơn vị khác của Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) tỉnh Tây Ninh cũng đã lập phòng tuyến, anh dũng chiến đấu bảo vệ đồn, bảo vệ nhân dân, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Tiêu biểu là các Đồn CANDVT: Chàng Riệc, Tân Phú, Mộc Bài, Long Phước… và các đơn vị cơ động như Đại đội 1 cơ động, Đại đội 3 cơ động hỏa lực.
Tiền thân là Trạm Biên phòng 27, trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) Xa Mát, BĐBP Tây Ninh đã không ngừng phấn đấu, giữ vững bản chất cách mạng, truyền thống vẻ vang của đơn vị anh hùng, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, BĐBP Tây Ninh đã đoàn kết thi đua lập công, chiến đấu và phối hợp chiến đấu 385 trận, tiêu diệt 1.285 tên địch, bắn bị thương nhiều tên khác, thu và phá hủy 443 vũ khí các loại, 4,5 tấn đạn, cùng nhiều đồ dùng, phương tiện chiến tranh khác. Qua chiến đấu, đã có 125 đồng chí anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và 238 đồng chí bị thương.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, cùng với các lực lượng khác, Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Tuy phải đối đầu với lực lượng địch đông gấp bội, chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn về vũ khí, trang bị, khí hậu khắc nghiệt, nhưng cán bộ, chiến sĩ CANDVT vẫn hiên ngang trụ vững, đầy khí phách anh hùng và tinh thần lạc quan cách mạng, đã chiến thắng vẻ vang, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Trong hành trình làm báo, có thể nói, tôi có nhiều cơ duyên gặp được những đề tài hay, những nhân vật tiêu biểu, mẫu mực mà mỗi khi viết về đề tài ấy, con người ấy, trong tôi luôn có những xúc cảm đặc biệt, luôn muốn dành những câu từ chau chuốt nhất để viết. Năm 2014, khi về dự lễ khánh thành Bảo tàng Đồng quê của gia đình Thiếu tướng Hoàng Kiền, tôi có dịp gặp gỡ Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn.
“Tiểu đội hàng hai, nhẹ bước ung dung/ Đường nhựa thẳng không rễ cây, đá nhọn/ Ánh đèn đường trong Dinh tỏa sáng/ Không như ánh trăng trong trảng tỏ mờ/ Chúng tôi tuần tra đêm tháng năm đầy sao/ Tiếng tắc kè vẳng sau cây lá/ Súng chắc trong tay…” - Bác sĩ Nguyễn Hồng Minh, nguyên chiến sĩ Đại đội 1, Tiểu đoàn 18 An ninh vũ trang miền Nam đã đọc cho tôi nghe những câu thơ ông viết trong những ngày làm nhiệm vụ tiếp quản và bảo vệ Dinh Độc Lập. Và câu chuyện của người chiến sĩ quân hàm xanh làm nhiệm vụ cảnh vệ ấy đã thôi thúc tôi phải tìm hiểu về chiến công thầm lặng của họ trong niềm cảm xúc trân trọng.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (năm 1954), miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến hành xây dựng CNXH, vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bảo vệ chính quyền cách mạng được đặt ra một cách cấp thiết. Sau khi lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) - nay là BĐBP được thành lập ngày 3-3-1959, ngày 23-4-1959, Bộ Công an đã ra Nghị định số 153/NĐ về việc thành lập 4 Cục gồm: Cục Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Trinh sát, Cục Hậu cần thuộc Ban Chỉ huy CANDVT Trung ương. Từ đó đến nay, ngày 23-4 hằng năm đã trở thành Ngày truyền thống của 4 cơ quan trực thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP, gồm: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Trinh sát và Cục Hậu cần.
Đầu năm 1979, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (CANDVT), nay là BĐBP, đã triển khai lực lượng sang giúp bạn Campuchia bảo vệ các cơ quan đầu não, mục tiêu quan trọng, truy đuổi bọn tàn quân Pol Pot. Hơn 10 năm trên đất bạn Campuchia, với truyền thống anh dũng, kiên cường, cùng đội quân tình nguyện của cả nước, các đơn vị CANDVT đã lập nhiều thành tích xuất sắc, góp phần giải phóng đất nước Campuchia, tô thắm thêm mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc. Chuỗi tháng ngày vất vả, hy sinh, quả cảm đó còn đọng mãi trong lòng những cựu chiến binh quân tình nguyện CANDVT.
Trong suốt 10 năm chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc, 3 năm bảo vệ biên giới Tây Nam và gần 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế của 8 trung đoàn trên nước bạn Campuchia, những người lính CANDVT luôn giữ vững khí tiết của đội quân cách mạng trung kiên, ngoan cường, tô thắm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”....
Mùa xuân năm 1979, với tinh thần chính nghĩa và tình đoàn kết anh em, Việt Nam đã đáp ứng lời đề nghị của Chính phủ và nhân dân Campuchia, đưa quân chiến đấu đánh đuổi Khmer đỏ, giải thoát dân lành vô tội khỏi nạn diệt chủng. Trong số hàng vạn người lính lên đường làm nhiệm vụ quốc tế, có những người lính đi trong đội hình đầu tiên và về gần như cuối cùng. Đó là những chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang (CANDVT). Trong ký ức của họ, những tháng ngày chiến đấu trên đất bạn vẫn luôn nguyên vẹn bao cảm xúc.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, được sự chi viện của Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) miền Bắc, lực lượng An ninh vũ trang (ANVT) miền Nam, trong đó có Đoàn 180 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Trung ương trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Cùng với đó, Đoàn 180 còn phối hợp với các cánh quân chủ lực đánh địch, tiếp quản Bộ Tư lệnh Cảnh sát ngụy, nhà lao Chí Hòa, đài phát thanh, viễn thông, tòa Đại sứ Mỹ, ngân hàng, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, Dinh Độc Lập...