Ðại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng là sự kiện chính trị trọng đại của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta. Nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn đại hội từ sớm, từ xa đã được lực lượng BĐBP quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, kiên quyết không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Đó là yêu cầu của Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP tại Lễ tốt nghiệp khóa 4 liên thông Đại học từ Cao đẳng, khóa 16 hoàn thiện Đại học từ sĩ quan; bế mạc khóa 38 đào tạo ngắn hạn chỉ huy Biên phòng cấp tỉnh, khóa 7 đào tạo chỉ huy đồn Biên phòng; khóa 34 chuyển loại cán bộ chính trị, khóa 9 chuyển loại cán bộ Biên phòng, tổ chức ngày 20-1, tại Học viện Biên phòng.
Đó là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần tại Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Đề án KH-20/BQP và công tác bảo đảm hậu cần đón Xuân Tân Sửu và huấn luyện chiến sĩ mới năm 2021 của Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng ngày 11-1
Trong một “thế giới phẳng”, sự tùy thuộc, phụ thuộc lẫn nhau và sự đan cài lợi ích đang có chiều hướng gia tăng, thì việc nhận diện đúng sự vận động và biểu hiện của nó trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể là một vấn đề có tính sống còn, cấp thiết đối với mọi quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, trước những biến động phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực, những năm qua, Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Kinh tế tăng trưởng bền vững; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng-an ninh được giữ vững; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao...
Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) (Luật số 66/2020/QH14) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11-11-2020; Chủ tịch nước ký Lệnh về việc công bố luật (số 11/2020/L-CTN) ngày 25-11-2020; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2022. Việc nhanh chóng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để đưa Luật BPVN vào cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết.
Ngày 8-1, Học viện Biên phòng tổ chức khánh thành trường bắn, thao trường huấn luyện giai đoạn 1, tại Xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội. Thiếu tướng Trần Văn Ba, Phó Cục trưởng Cục Quân huấn (Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam) dự lễ khánh thành.
Tính đến 8 giờ ngày 8-1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 88.455.495 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có 1.905.173 ca tử vong.
“Sau 15 tháng chuẩn bị công phu, kịp thời, chất lượng, ngày 11-11-2020, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) với 94,61% tổng số đại biểu tán thành. Ngày 25-11-2020, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 11/2020/L-CTN công bố Luật BPVN. Việc ban hành Luật BPVN thể hiện quyết tâm cao của Quốc hội, Chính phủ nhằm thể chế kịp thời ý chí của Đảng, nguyện vọng của nhân dân trong hoạt động bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biêngiới. Đặc biệt, Luật BPVN đã thể chế hóa đầy đủ chủ trương, quan điểm, tư duy mới của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biêngiới quốc gia” - Thiếu tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Luật BPVN do Bộ Quốc phòng tổ chức, ngày 28-12, tại Hà Nội.
Ngày 30-12, tại Hà Nội, Phòng Dân vận BĐBP tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2021. Đại tá Trần Văn Bừng, Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị BĐBP, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7-2020, Đại hội các tổ chức cơ sở Đảng và Đại hội đại biểu Đảng bộ BĐBP Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2020-2025 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Sau đại hội, vấn đề lớn đặt ra là làm thế nào để đưa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống một cách thiết thực, hiệu quả nhất.
Thực hiện kế hoạch “Mở đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên khu vực biêngiới trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021”, các đơn vị BĐBP Gia Lai đã triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp công tác biên phòng, chủ động nắm chắc tình hình, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là tình trạng mua bán, vận chuyển pháo nổ qua biêngiới và các hoạt động liên quan đến khai thác, vận chuyển lâm sản, phá rừng làm nương rẫy trên khu vực biêngiới.
Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10, ngày 11-11-2020. Đây là đạo luật đầu tiên quy định một cách tổng thể và chuyên biệt về biên phòng của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Thực hiện quy định tại khoản 3, Điều 18, Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14 ngày 14-3-2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Luật BPVN đã dành riêng một điều luật để giải thích về những “từ ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung”. Cụ thể như sau:
Ngày 20-12, tại Hà Nội, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP tổ chức trọng thể Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Lê Đức Thái, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh BĐBP; Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương....
Trung tá Thịnh Văn Kiên, Chính trị viên Đồn Biên phòng Bát Mọt, BĐBP Thanh Hóa là một trong những cái tên thường được nhắc đến trong các hoạt động phong trào chung của BĐBP cũng như của những người lính cắm bản, canh giữ biêngiới. Ở mặt trận nào, người Chính trị viên ấy cũng luôn đi đầu và là người truyền lửa cho đồng đội, cho nhân dân để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, nhất là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.