Ra đời trong khói lửa chiến tranh, tuy gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng các thế hệ cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) - BĐBP Đắk Lắk ngày nay luôn gắn bó với biên giới, không tiếc máu xương, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Điển hình là các đơn vị như Đồn Biên phòng Ea H’Leo và Đồn Biên phòng Sê Rê Pôk...
Nằm ven quốc lộ 14C, cách thành phố Gia Nghĩa 90km, Đồn Biên phòng cửa khẩu Bu Prăng (tiền thân là Đồn Công an nhân dân vũ trang Bu Prăng) trấn giữ một khu vực biên ải quan trọng phía Tây tỉnh Đắk Nông. Nơi đây, 44 năm về trước, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, cán bộ, chiến sĩ Đồn Bu Prăng đã mưu trí, anh dũng chiến đấu, đánh bại 126 đợt tấn công của kẻ thù, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc...
Trong những ngày tháng 7 lịch sử này, đi tới bất cứ đâu, ở các đồn Biên phòng trên tuyến Tây Nguyên, đều thấy các hoạt động tri ân các anh hùng, liệt sĩ. Tại Đắk Nông, không hẹn mà gặp, nhiều cựu chiến binh, hàng trăm người dân thuộc các thành phần dân tộc đều tụ hội về các nhà bia tưởng niệm liệt sĩ ở các đồn Biên phòng để bày tỏ tấm lòng thành kính với những người con ưu tú đã vĩnh viễn nằm lại nơi vùng biên viễn này...
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
“Trong vận tải chiến tranh, đừng bao giờ chỉ có đường độc đạo. Phá được thế độc đạo, không quân Mỹ sẽ thua. Đường Trường Sơn phát triển lên như “bản đồ bát quái”, máy bay Mỹ không biết đâu là trọng điểm để đánh phá. Mỹ thiết lập “hàng rào” bộ binh chắn ngang ở đường 9, Quảng Trị cũng bị quân và dân ta đập tan” - Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đưa ra chiến thuật.
Mùa Xuân 1975, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giành toàn thắng. Đó là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ, động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
Tối 27/4, tại Quảng trường 24/4, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia đối với xetăng T59 số hiệu 377.
Sáng 16/4, tại Thường trực Bộ Tư lệnh BĐBP (thành phố Hồ Chí Minh), Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (Bộ Công an) và Ban liên lạc Đoàn 180 An ninh vũ trang miền Nam tổ chức Họp mặt truyền thống kỷ niệm 55 năm Ngày Thành lập Đoàn 180 An ninh vũ trang miền Nam. Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP gửi lẵng hoa chúc mừng.
Ra đời trong khói lửa chiến tranh tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP), với khẩu hiệu “Chỉ biết còn Đảng là còn mình”, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 180 An ninh vũ trang (ANVT) miền Nam luôn dũng cảm chiến đấu, bảo vệ tuyệt đối an toàn các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam và cơ quan đầu não của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lập được nhiều chiến công xuất sắc…
Trải qua 60 năm (7/2/1963-7/2/2023) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP Điện Biên đã viết nên những trang sử truyền thống vẻ vang, hào hùng gắn liền với những chiến công diệt thổ phỉ, dập tắt bạo loạn, chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh. Trong những năm tháng chiến đấu khó khăn, gian khổ, BĐBP Điện Biên đã vượt qua mọi thử thách, nêu cao ý chí quyết tâm phấn đấu, rèn luyện, đoàn kết, góp phần xây đắp nên truyền thống vẻ vang của lực lượng, xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng và nhân dân.
Kể từ cao trào Đồng khởi, mở đầu ở Bến Tre, sau đã nhanh chóng lan ra toàn khu Trung Nam Bộ, ta làm chủ nhiều vùng nông thôn rộng lớn, lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng. Song, lực lượng vũ trang ta, nhất là bộ đội tập trung của tỉnh và chủ lực của quân khu còn ít về số lượng, chưa làm chủ được các loại vũ khí, phương tiện hiện đại. Bước sang năm 1963, tình hình đó đặt ra yêu cầu là phải kiên quyết đánh bại các cuộc hành quân bằng “trực thăng vận” và “thiết xa vận” của địch, có như vậy mới hỗ trợ được quần chúng nổi dậy chống phá ấp chiến lược, thúc đẩy phong trào cách mạng miền Nam. Chính vào thời điểm đó, ngày 2/1/1963, đã diễn ra trận Ấp Bắc, trên chiến trường Khu 8.
Ngày 29/12, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chiến thắng Ấp Bắc - Tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.
Hai bên khẳng định quyết tâm củng cố và phát triển hơn nữa tình hữu nghị Việt Nam-Campuchia, đưa hợp tác song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Khi World Cup 2022 đã cận kề, UEFA Nations League chính là đấu trường mà các ông lớn tại châu Âu có những màn tập dượt quan trọng trước khi tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Tuy nhiên, màn trình diễn của các đội bóng giàu truyền thống nhất lục địa già lại đem đến sự thất vọng cho các cổ động viên của họ.
Sáng 26/8, tại Di tích địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, Bình Phước), UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 long trọng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/8/1972-28/8/2022). Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam dự và phát biểu tại buổi lễ.