Nằm ở phía Nam Tây Nguyên, tỉnh Đắk Nông có 141km đường biên giới trải dài trên 77 thôn, buôn, bon thuộc 7 xã của 4 huyện là Đắk Mil, Đắk Song, Cư Jút, Tuy Đức và tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia. Từ nhiều năm qua, tình đoàn kết, hữu nghị giữa chính quyền, nhân dân và lực lượng bảo vệ biên giới của hai tỉnh đối diện luôn được chăm lo vun đắp, tạo sự nhất quán trong mỗi phương châm, hành động và dành cho nhau tình cảm sâu sắc nhất trong cuộc sống. Đặc biệt, trước những thách thức đến từ vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, hai địa phương vẫn luôn bám sát phương châm “làm việc theo nguyên tắc, ứng xử bằng cả tấm lòng”, cùng nhau xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới bình yên và phát triển…
“Mê Kông chảy/ Cây lao đá đổ/ Ngẫm nghĩ voi đi/ Thác Khôn cười trắng xóa/ Lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương/ Những trưa hè ngun ngút nắng Trường Sơn/ Rừng Lào - Miên rộng quá/ Dân Lào - Miên mến yêu/... Ta cởi áo lội dòng sông ta hát/ Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát...” - Từ vùng biên giới xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang đang mùa lúa chín vàng, dưới tán lá mướt xanh của những rặng thốt nốt đang mùa hoa dậy hương ngầy ngậy, tôi lắng nghe vẳng từ chốt Biên phòng giọng anh lính người miền Tây ngâm nga những câu thơ trong bài “Cửu Long giang ta ơi” của cố nhà thơ Nguyên Hồng.
Trong tổng số hơn 80km đường biên giới tiếp giáp giữa hai tỉnh Gia Lai (Việt Nam) và Ratanakiri (Vương quốc Campuchia), thì có 19,6km đường biên giới trên sông thủy điện Sê San. Đây có thể nói là khu vực năng động bậc nhất trên đoạn biên giới tiếp giáp giữa hai tỉnh nhờ vào điều kiện tự nhiên, cư dân phát triển, trong đó, điểm nhấn chính là cặp cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Việt Nam) - Ô Za Đao (Campuchia) cùng nhiều đường mòn dân sinh và lối mở “vắt qua” con sông thủy điện. Dù sông Sê San có lúc vơi lúc đầy, mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia vẫn luôn sáng trong như ngọc…
Suốt 2 năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) căng mình thực hiện nhiệm vụ trên các tuyến biên giới, vừa quản lý, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, vừa tập trung ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, phòng, chống dịch Covid-19 từ sớm, từ xa, góp phần quan trọng để đất nước kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
Năm 2021 ghi lại dấu ấn của nhiều sự kiện đối ngoại biên phòng nổi bật, khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác đối ngoại biên phòng một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, hiệu quả của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Những thành quả của các hoạt động đối ngoại biên phòng trong năm qua còn khẳng định vị trí, vai trò của QĐND Việt Nam nói chung và lực lượng BĐBP nói riêng trong tham gia củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng; đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Năm 2021, tình hình an ninh, chính trị thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp. Trong nước, tình hình chính trị, xã hội ổn định; vị thế đất nước tiếp tục được nâng cao. Tuy nhiên, trên tuyến biên giới, tình hình an ninh trật tự, hoạt động của các loại tội phạm ở một số địa bàn diễn biến phức tạp; dịch bệnh Covid-19 gây thiệt hại nặng nề. Trước tình hình trên, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP và cấp ủy, chỉ huy các cấp đã đoàn kết, chủ động, bám sát thực tiễn nhiệm vụ, đề cao trách nhiệm, lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác Biên phòng; để lại nhiều dấn ấn, được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, tình hình hoạt động của các loại tội phạm và tình trạng xuất nhập cảnh trái phép diễn biến phức tạp trên các tuyến biên giới đã đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Trong bối cảnh đó, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn lực lượng BĐBP đồng sức, đồng lòng, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ công tác biên phòng năm 2021, nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt, có nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.
Cũng như người lính, già làng luôn đề cao sự cống hiến. Hay nói theo một cách khác, nếu không có sự cống hiến thì không thể đảm nhận trọn vẹn vai trò của già làng. Có một sự “sắp đặt” khá ngẫu nhiên, rất nhiều già làng trên địa bàn biên giới tỉnh Gia Lai, thời trai trẻ được tôi luyện trong môi trường quân đội để hôm nay trở thành di sản quý giá của người lính Cụ Hồ…
Thắng cảnh Thạch Động, ở phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, nằm ngay cạnh quốc lộ 80 hướng ra cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và chỉ cách biên giới chừng 3km. Mặc dù giờ đây nơi này đã là một điểm du lịch nằm trong quần thể “Hà Tiên thập cảnh” nhưng ngay trước cửa di tích vẫn còn sừng sững một tấm bia chứng tích ghi lại một trang lịch sử đau thương đồng thời là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của vùng đất biên giới Tây Nam.
Mùa xuân năm 1979, với tinh thần chính nghĩa và tình đoàn kết anh em, Việt Nam đã đáp ứng lời đề nghị của Chính phủ và nhân dân Campuchia, đưa quân chiến đấu đánh đuổi Khmer đỏ, giải thoát dân lành vô tội khỏi nạn diệtchủng. Trong số hàng vạn người lính lên đường làm nhiệm vụ quốc tế, có những người lính đi trong đội hình đầu tiên và về gần như cuối cùng. Đó là những chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang (CANDVT). Trong ký ức của họ, những tháng ngày chiến đấu trên đất bạn vẫn luôn nguyên vẹn bao cảm xúc.
“Nhà khảo cổ viết nhạc” Nguyễn Lân Cường, Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội từng thổ lộ những sáng tác âm nhạc của ông đa phần ra đời sau những chuyến đi khảo cổ và hẳn nhiên những chuyến đi ấy đều dẫn đôi chân ông đến với hầu hết những bản làng vùng sâu, vùng xa, những vùng biên cương tươi đẹp của Tổ quốc.
Đó là chỉ đạo của Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP khi đến kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ khánh thành Cụm công trình lưu niệm (Khu di tích X16) trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 44 năm "Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệtchủngPônPốt" của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ngày 18-6.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú, trải qua bao khó khăn, thử thách, đồng chí Lê Đức Anh luôn hoàn thành xuất sắc trọng trách trước Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân; có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.
Danh tướng Thoại Ngọc Hầu, quê ở huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, dinh Quảng Nam, nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Ông từng giữ chức Trấn thủ Lạng Sơn từ tháng 11-1802 đến tháng 10-1810 năm 1817, ông tiếp tục giữ chức Trấn thủ Vĩnh Thanh cho đến khi qua đời vào năm 1829. Ông đã có những chính sách quan trọng và được triển khai thực hiện xuyên suốt trong 200 năm.
Sau khi Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) được Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội đã có báo cáo thẩm tra và Thường trực Tổ biên tập Luật BPVN đã hoàn thành cơ bản hồ sơ Dự án Luật BPVN, trong đó, khoản 3, Điều 2 giải thích cụm từ “Thế trận biên phòng toàn dân” khoản 4, Điều 25 bổ sung quy định về chế độ, chính sách của BĐBP chỉnh lý 9 khoản khác thuộc 9 điều. Đồng thời, giải trình cụ thể quy định tại Điều 13 về chức năng, nhiệm vụ của BĐBP duy trì an ninh trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu và Điều 15 về nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát xử lý phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu.