Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng PòHèn, BĐBP Quảng Ninh luôn khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của chính quyền và nhân dân nơi tuyến đầu Tổ quốc.
Trong hai ngày 21-22/2, tại Khu ditíchLịchsử quốc gia PòHèn (xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), Đoàn thanh niên các đồn Biên phòng: Quảng Đức, PòHèn, Bắc Sơn đã phối hợp với tổ chức Đoàn địa phương, các đơn vị kết nghĩa, nhà trường, nhân dân trên địa bàn tổ chức Lễ xuất quân tổng dọn vệ sinh môi trường, tổng dọn vệ sinh khuôn viên, cắt tỉa, vun xới, bón phân toàn bộ hệ thống cây xanh, tổng diện tích rộng khoảng 8.000m2 của khu ditích.
Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên - nơi linh thiêng miền biên ải, trong lòng mỗi người dân đất Việt lại trào dâng ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn bờ cõi quốc gia.
Ngày 4/2, trong chuyến công tác tại Quảng Ninh, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương và đoàn công tác của Ban Tổ chức Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ tại Khu Ditíchlịchsử quốc gia PòHèn (xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái).
Nằm trong khuôn viên Khu ditíchlịchsửPòHèn (xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), Khu tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ PòHèn là một trong những công trình văn hóa mang đậm dấu ấn truyền thống của lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP). Nơi đây đã trở thành “địa chỉ đỏ” trong hành trình về nguồn của nhân dân cả nước nói chung và cán bộ, chiến sĩ BĐBP nói riêng.
Không dưới 10 lần tôi đặt chân đến PòHèn và cũng chưa lần nào vắng mưa. Mưa ở PòHèn không thành cơn, chỉ đủ ẩm người, đủ khó chịu, nhưng cũng đầy lưu luyến. Không hiểu sao lần này lên đỉnh thiêng vẫn có gió lạnh, có sương buổi sớm, vẫn có cả nước mắt quyện với khói hương… nhưng dường như, trời trong hơn, mây xanh hơn, nắng trong vắt, bình yên đến lạ. Và tình người cũng nồng đượm hơn. Với tôi, PòHèn thân thương hơn mỗi ngày. Tôi gọi đó là “sự trở về”…
Ngày 22/12, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Ditích quốc gia cho Khu ditíchlịchsửPòHèn (xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh).
Nhằm giúp bộ đội nâng cao nhận thức, trân trọng những giá trị lịchsử mà ông cha đã dày công vun đắp, thời gian qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ninh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác giáo dục truyền thống cho bộ đội. Từ đó, xây dựng ý thức tự giác, tích cực phấn đấu vươn lên hoàn thành mọi nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Ngày 20/9/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 2288/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng ditíchlịchsử quốc gia đối với Khu ditíchlịchsửPòHèn (xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh).
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), ngày 11/7, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ PòHèn (xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh). Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP tham gia đoàn công tác.
Giáo dục chính trị, tư tưởng là mặt công tác vốn khô khan và nhiều lý thuyết, không dễ tiếp nhận đối với chiến sĩ mới. Để tạo tính hấp dẫn, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động, BĐBP Quảng Ninh đã triển khai nhiều cách làm hiệu quả nhằm đổi mới hình thức giáo dục chính trị, tư tưởng. Nhờ đó, chiến sĩ mới dễ tiếp thu, dễ nhớ, giúp nâng cao nhận thức, bồi dưỡng lí tưởng cách mạng cho chiến sĩ mới.
Các đại biểu dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ PòHèn (Quảng Ninh) với lòng thành kính, tri ân những cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1979.
Ngày 26-1, hướng tới kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam(3/2/1930-3/2/2022) và chuẩn bị đón Tết Nhâm Dần năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm, tặng quà, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ BĐBP, công nhân lao động, người nghèo, đồng bào các dân tộc tỉnh Quảng Ninh.
Trên biên giới Tây Nam của Tổ quốc, con sông Giang Thành chảy quanh co có đoạn trùng lên đường biên giới. Trước đây cả khu vực này là rừng dừa nước, đầm lầy và rừng tràm. Ngày nay, thay vào đó là những vuông tôm, thửa ruộng của nhân dân xã Phú Mỹ anh hùng. Mặc dù đời sống chủ yếu làm nông, biên khu xa vắng và heo hút nhưng đời sống bình yên, thong thả. Cả vùng biên Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang gối lên những trang sử hào hùng, mỗi tháng 3 về lại được ôn lại với nhiều tri ân.
Cán bộ, chiến sĩ BĐBP có vai trò như những “sứ giả văn hóa” đồng hành với các miền biên cương, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời hun đúc tình yêu quê hương đất nước, tô thắm bản sắc dân tộc. Xã hội càng trải qua nhiều biến động thì vai trò đó càng được phát huy hiệu quả, chưa kể ở các mặt trận an ninh phi truyền thống như phòng, chống dịch Covid-19, các chiến sĩ văn hóa mang quân hàm xanh lại có cơ hội đóng góp sức mình cho cuộc chiến mới.