Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm Châu Giang
Từ thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) qua phà Châu Giang là đến làng Chăm ở xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), nơi đây có cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm rất tự hào với nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống.
Từ thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) qua phà Châu Giang là đến làng Chăm ở xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), nơi đây có cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm rất tự hào với nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống.
Đến nay, Việt Nam có hàng chục di sản văn hóa được công nhận ở cấp độ toàn cầu, cùng với một hệ thống đồ sộ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở cấp độ quốc gia hoặc địa phương. Đó chính là yếu tố nền tảng, tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ, động lực phát triển ngành du lịch. Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giá trị di sản văn hóa luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người cũng như các tôn giáo hoạt động và tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tinh thần “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp các tôn giáo, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.
Lý Sơn mùa này giữa mênh mông biển trời, thoảng trong tiếng gió và sóng ào ạt thổi vào xứ đảo này là tiếng ốc u như gọi người hướng về Lễ khao lề thế lính trong sâu thẳm biển, đảo Hoàng Sa.
Điểm nhấn của đêm bế mạc SEA Games 32 là màn trình diễn đại cảnh “Linh hồn võ Labokator” với sự tham gia của hàng nghìn võ sinh, diễn viên, giới thiệu môn võ của nước chủ nhà.
Sau hai ngày rưỡi (từ 15 đến sáng 17/5/2023) làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa XIII đã thành công tốt đẹp.
Quảng Nam là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch. Trong nhiều năm liền, địa phương này là điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là địa phương tiên phong trong xu thế phát triển du lịch xanh, giữ gìn giá trị văn hóa bản địa với những sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng du khách.
Harari là bộ tộc sinh sống ở thành phố Harar, phía Đông Ethiopia. Thành phố Harar hiện nay vẫn còn những tàn tích của nền văn hóa đô thị tiền công nghiệp độc đáo từ thế kỷ 16. Trong nhiều thế kỷ, thành phố Harar là trung tâm chính trị và kinh tế ở Đông Bắc châu Phi, vì thế, ngành nghề chính của bộ tộc Harari là buôn bán thương mại, trao đổi hàng hóa. Mặc dù những thay đổi chính trị và kinh tế trong khu vực khiến dân số bộ tộc Harari phân tán, nhưng họ vẫn tiếp tục buôn bán chủ yếu trong khu vực.
Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 4/5 Công ước về văn hóa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) liên quan trực tiếp đến lĩnh vực di sản văn hóa. Các hoạt động thực tiễn đã chứng minh Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc thực hiện các cam kết về bảo vệ di sản văn hóa.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự lễ khai mạc SEA Games 32, cùng đại diện lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Timor Leste.
Từ ngàn đời nay, đối với mỗi người dân nước Việt, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành một biểu tượng tinh thần, mang bản sắc văn hóa độc đáo. Từ sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người con đất Việt đều hướng về tổ tiên, nguồn cội, hướng tới ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam, Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng của tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân. Đây là thời điểm những trái tim đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 đã chính thức khai hội tối 21/4. Lễ hội năm nay diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn, thu hút lượng lớn du khách hành hương về nguồn cội.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách lớn có liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Nhờ vậy mà bản sắc văn hóa các dân tộc không những được gìn giữ, bảo tồn mà còn được phát huy, chuyển hóa thành các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển về đời sống kinh tế-xã hội, quá trình hội nhập, giao thoa giữa các nền văn minh…, các giá trị văn hóa dân gian, truyền thống dân tộc đứng trước nguy cơ bị xói mòn, biến dạng, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện và tiên tiến nhằm tiếp tục thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số hiệu quả hơn nữa.
Lễ hội Đền Hùng là nơi hội tụ của các tinh hoa di sản văn hóa của mọi miền Tổ quốc, sẽ mang đến cho du khách và nhân dân hành hương về với cội nguồn đất Tổ những trải nghiệm sâu sắc.