Trong những năm gần đây, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, các thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Các giá trị vănhóa truyền thống dân tộc được bảo tồn, phát huy, tạo dấu ấn đậm nét không chỉ trong nước, khu vực mà lan tỏa ra tầm thế giới, điển hình là không gian vănhóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là disảnvănhóa phi vật thể của nhân loại. Đây là thành quả của một quá trình vượt khó vươn lên, thể hiện sự quan tâm, chăm lo sâu sắc của Đảng, Nhà nước, với quyết tâm không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau...
Cán bộ, chiến sĩ BĐBP có vai trò như những “sứ giả vănhóa” đồng hành với các miền biên cương, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời hun đúc tình yêu quê hương đất nước, tô thắm bản sắc dân tộc. Xã hội càng trải qua nhiều biến động thì vai trò đó càng được phát huy hiệu quả, chưa kể ở các mặt trận an ninh phi truyền thống như phòng, chống dịch Covid-19, các chiến sĩ vănhóa mang quân hàm xanh lại có cơ hội đóng góp sức mình cho cuộc chiến mới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang chỉ đạo ngành nông nghiệp các địa phương có biển thực hiện ráo riết việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Năm 2020, các đơn vị BĐBP luôn xác định đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua Quyết thắng, trở thành nguồn cổ vũ, động viên mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị không ngừng nỗ lực, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại lần 3, Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Hải Phòng đã kịp thời bổ sung các biện pháp công tác, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương, tạo nên sức mạnh tổng hợp phòng, chống có hiệu quả dịch Covid-19. Phóng viên Báo Biên phòng có cuộc phỏng vấn Đại tá Đoàn Văn Rỹ, Chỉ huy trưởng BĐBP thành phố Hải Phòng để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Kinh lá buông mang đậm nét vănhóa gắn liền với tôn giáo của người Khmer ở An Giang, là “báu vật” người xưa để lại, thể hiện những giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật cao của nghệ nhân Khmer, từ việc chọn lá, cách phơi lá, cách chế biến và sử dụng bột đen làm nổi bật các con chữ. Đây là những giá trị vănhóa phi vật thể, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Khmer. Qua nhiều thăng trầm, biến cố, kinh lá buông dần mai một vì nhiều lý do. Tuy nhiên, thế hệ sau đang tìm cách gìn giữ nét vănhóa ấy bằng tất cả khả năng của mình.
Hằng năm cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng lại tổ chức Lễ hội đình làng Túy Loan. Trải qua hơn 1 thế kỷ thăng trầm cùng thời gian, đình làng Túy Loan vẫn giữ vẻ uy nghi vốn có, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch gần xa.
Không giống như mường tượng của tôi, làng gốm Phù Lãng thanh tĩnh đến lạ lùng, mặc dù xe hàng đến nhận gốm vẫn ra vào liên tục. Sản phẩm gốm tràn ra mặt đường, lấp kín các khoảnh sân. Nếu so sánh với làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), rõ ràng, không khí ở Phù Lãng là một thái cực đối lập hoàn toàn. Ở đây yên ả hơn rất nhiều, không có cảnh khách thập phương đi lại, mua bán tấp nập. Làng gốm cổ ven sông Cầu vẫn giữ nguyên vẹn dáng vẻ thôn quê yên bình với những lò gốm dựng sát bờ sông.
Lễ hội đua thuyền tứ linh ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa được Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Disảnvănhóa phi vật thể quốc gia. Điều này làm cho người dân đất đảo vô cùng phấn khởi, bởi đó là sự ghi nhận cho nỗ lực giữ gìn, bảo tồn một lễ hội vănhóa tín ngưỡng rất riêng của họ. Lễ hội đua thuyền vốn là tài nguyên trong hệ thống du lịch vănhóa tâm linh của huyện đảo, nay được nâng tầm thành disản cấp quốc gia, là cơ hội để Lý Sơn tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch.
Chiều 17-2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ họp triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết Nguyên đán Tân Sửu - 2021.
Bén duyên với nghệ thuật nhiếp ảnh từ sự giúp đỡ đầy ân tình của hai vợ chồng khách du lịch người Na Uy đến Nha Trang gần 25 năm trước, chàng trai đạp xích lô Mai Lộc bước tiếp vào con đường làm hướng dẫn viên du lịch. Theo lối đi riêng của mình, hàng chục năm qua, anh đã trở thành sứ giả của những hành trình kết nối, đem đến cho du khách nước ngoài nhiều cảm xúc đẹp từ câu chuyện cuộc sống, vănhóa, phong cảnh làng quê đất nước.
“Mùa Xuân là Tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, thực hiện lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều năm qua, cứ mỗi dịp đầu Xuân năm mới, cán bộ, chiến sĩ BĐBP trên khắp các tuyến biên giới lại nô nức, đồng loạt ra quân tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Hoạt động này đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của BĐBP.
Theo tục lệ từ ngàn xưa, cứ vào dịp đầu Xuân, mọi người thường đi vãn cảnh chùa để cầu chúc cho một năm mới nhiều may mắn, an khang, thịnh vượng. Chùa Bối Khê quê tôi là một địa chỉ quen thuộc, luôn nườm nượp khách vãn cảnh đầu Xuân. Ngôi chùa đẹp này được xếp hạng Di tích lịch sử vănhóa Quốc gia từ năm 1979.
Là huyện biên giới của tỉnh Gia Lai, Ia Grai được đánh giá là địa phương giàu tiềm năng và rất đa dạng trong phát triển kinh tế nhờ có những lợi thế lớn về sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp, nhất là nguồn năng lượng. Trong giai đoạn 2020-2025, huyện Ia Grai tiếp tục quan tâm đến khai thác tiềm năng lợi thế của vùng đất trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, chiều sâu về vănhóa để tạo ra những sản phẩm du lịch giá trị, kích cầu phát triển kinh tế - xã hội...
Phong cảnh non nước hữu tình, vănhóa truyền thống độc đáo, đa dạng vẫn còn được giữ nguyên vẹn cùng với vănhóa ẩm thực phong phú là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của dải đất biên cương Tổ quốc. Với tiềm năng vốn có, dặm dài biên giới từ địa đầu Tổ quốc tới phía cuối trời Nam vẫn còn rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn đang chờ du khách khám phá. Không quá lời chút nào khi nói rằng, mỗi địa danh sẽ là một điểm hẹn thú vị ngay cả với những người khó tính nhất.