Kinh lá buông mang đậm nét văn hóa gắn liền với tôn giáo của người Khmer ở An Giang, là “báu vật” người xưa để lại, thể hiện những giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật cao của nghệ nhân Khmer, từ việc chọn lá, cách phơi lá, cách chế biến và sử dụng bột đen làm nổi bật các con chữ. Đây là những giá trị văn hóa phivậtthể, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Khmer. Qua nhiều thăng trầm, biến cố, kinh lá buông dần mai một vì nhiều lý do. Tuy nhiên, thế hệ sau đang tìm cách gìn giữ nét văn hóa ấy bằng tất cả khả năng của mình.
Không giống như mường tượng của tôi, làng gốm Phù Lãng thanh tĩnh đến lạ lùng, mặc dù xe hàng đến nhận gốm vẫn ra vào liên tục. Sản phẩm gốm tràn ra mặt đường, lấp kín các khoảnh sân. Nếu so sánh với làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), rõ ràng, không khí ở Phù Lãng là một thái cực đối lập hoàn toàn. Ở đây yên ả hơn rất nhiều, không có cảnh khách thập phương đi lại, mua bán tấp nập. Làng gốm cổ ven sông Cầu vẫn giữ nguyên vẹn dáng vẻ thôn quê yên bình với những lò gốm dựng sát bờ sông.
Lễ hội đua thuyền tứ linh ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Disản văn hóa phivậtthểquốcgia. Điều này làm cho người dân đất đảo vô cùng phấn khởi, bởi đó là sự ghi nhận cho nỗ lực giữ gìn, bảo tồn một lễ hội văn hóa tín ngưỡng rất riêng của họ. Lễ hội đua thuyền vốn là tài nguyên trong hệ thống du lịch văn hóa tâm linh của huyện đảo, nay được nâng tầm thành disản cấp quốcgia, là cơ hội để Lý Sơn tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch.
Theo tục lệ từ ngàn xưa, cứ vào dịp đầu Xuân, mọi người thường đi vãn cảnh chùa để cầu chúc cho một năm mới nhiều may mắn, an khang, thịnh vượng. Chùa Bối Khê quê tôi là một địa chỉ quen thuộc, luôn nườm nượp khách vãn cảnh đầu Xuân. Ngôi chùa đẹp này được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốcgia từ năm 1979.
Tôi dừng lại, cảm nhận rõ mùi rơm rạ phảng phất trong ngôi nhà lưu niệm của thân sinh và gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Vì nơi đây mới vừa trải qua những ngày đỉnh lũ. Nếu không làm khách tham quan chỉ lướt qua, mà dừng lại thật lâu bên dòng Kiến Giang thì sẽ thấm được câu chuyện về phận người, điệu hò khoan Lệ Thủy văng vẳng bên sông.
Vấn đề chuẩn bị triển khai Chương trình Mục tiêu quốcgia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình) là một trong những nội dung trọng tâm công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong năm 2020. Để thông tin đến bạn đọc các nội dung xoay quanh Chương trình được kỳ vọng sẽ là “luồng sinh khí” mới cho sự phát triển, bộ mặt của vùng DTTS và miền núi, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT về vấn đề này.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, lĩnh vực văn hóa đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, làm lan tỏa tinh thần phấn khởi trong toàn xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đó là chỉ đạo của đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội tại cuộc Hội thảo “Triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung” được tổ chức vào ngày 13-1, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đối với địa bàn Tây Nguyên, yêu cầu nêu trên càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững...
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một đảng kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng cũng như xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Không chỉ đóng góp cho nền kinh tế, nghề và làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần xây dựng bản sắc văn hóa Huế độc đáo, không lẫn với bất cứ địa phương nào. Trải qua thăng trầm của lịch sử, sự xâm nhập của văn hóa tiêu dùng mới, nhiều làng nghề truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế đã qua thời hoàng kim và đang bị mai một. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực để bảo tồn cũng như phát triển làng nghề truyền thống như thời hoàng kim trước đây, tuy nhiên việc này không hề dễ dàng.
Sáng 9-12, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 14 (ADMM-14) khai mạc tại Hà Nội. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì hội nghị. Hội nghị đã họp bàn nhiều nội dung quan trọng về hợp tác quốc phòng giữa các nước ASEAN, qua đó thể hiện mạnh mẽ sự đoàn kết, thống nhất và cam kết đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.
Vượt quãng đường gần 73km từ thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi về thăm thôn 1, nằm bên bờ Bắc của dòng sông Kót, thuộc xã Trà Kót, một xã vùng sâu thuộc huyện Bắc Trà My để tìm hiểu những cống hiến của nghệ dân dân tộc Cor nơi đây trong việc gìn giữ và phát huy disản văn hóa phivậtthể của dân tộc.
Đồng bào Dao quan niệm chỉ những ai đã "thụ lễ" cấp sắc mới được coi là người trưởng thành, biết phân biệt phải trái, có đủ tư cách làm các công việc trong dòng tộc, cộng đồng.
Thời điểm vài năm trước, sau hiệu ứng của bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” với nhiều cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ được quay tại Phú Yên khiến tỉnh này nổi lên như một hiện tượng về du lịch, lượng du khách đến đây tăng vọt. Thế nhưng, vùng đất duyên hải Nam Trung bộ này đã không giữ vững được “phong độ”, lượng khách du lịch nhanh chóng chững lại.
Đà Nẵng - thành phố ven biển miền Trung không chỉ gây ấn tượng là thành phố năng động, hiện đại mà còn ghi dấu ấn trong lòng du khách bởi những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất “sống nhờ biển”. Đó là các làng chài vẫn tồn tại hàng trăm năm nay. Dù cuộc sống ngày càng có nhiều cơ hội để thay đổi, thế nhưng vẫn còn không ít người hài lòng với việc kiếm sống bằng nghề truyền thống đan thuyền thúng, đi biển, làm mắm...