Đây đang được xem như một xu hướng tích cực và có chiều sâu trong du lịch văn hóa tại tỉnh vùng cao Lào Cai - nơi có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đặc biệt, tỉnh Lào Cai chứa đựng một kho tàng quý giá về các di sản văn hóa các dân tộc bản địa đậm sắc màu.
Từ thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) qua phà Châu Giang là đến làng Chăm ở xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), nơi đây có cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm rất tự hào với nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống.
Quần đảo Guna Yala, Panama với hơn 300 hòn đảo lớn nhỏ là nơi sinh sống của bộ tộc Guna. Với bản sắc văn hóa riêng, bộ tộc Guna nổi tiếng là hiếu khách và thân thiện, luôn chào đón khách du lịch với các trang phục truyền thống sặc sỡ. Hiện nay, trước các tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển tăng cao, vẫn có khoảng 50.000 người Guna sống trên quần đảo Guna Yala.
Trò chuyện với tôi, bà Vi Thị Thúy, ở bản Tà Ẻn, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La kể rằng, trước đây, bà đã tự tay làm tới mấy chục chiếc khăn, đệm, chăn, gối để mang về biếu nhà chồng trong ngày cưới theo phong tục của người Xinh Mun. Bây giờ thì khác, con gái về nhà chồng không bắt buộc phải mang theo các sản phẩm thổ cẩm nữa. Có lẽ vì vậy mà nghề dệt thổ cẩm của người Xinh Mun có nguy cơ mai một dần theo thời gian. Đó cũng là lý do hoài niệm về nghề truyền thống cứ lớn dần trong những câu chuyện của bà Thúy.
Với mong muốn gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa bản địa trong phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới, phụ nữ đồng bào Tày ở vùng cao Lào Cai đã chung tay khôi phục các tổ hội nghề, nhóm nghề thủ công truyền thống, vừa phục vụ nhu cầu cuộc sống cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch ở các địa phương đang phát triển.
Gabra là nhóm bộ tộc sinh sống chủ yếu ở vùng phía Bắc Kenya và cao nguyên phía Nam Ethiopia. Khu vực định cư của người Gabra rộng 350.000km2, trải dài từ quận Marsabit của Kenya đến tỉnh Sidamo của Ethiopia. Bộ tộc Gabra được mô tả là những “warra dassee” (theo tiếng Gabra) - có nghĩa là những người có lối sống du mục, chăn nuôi lạc đà.
Hiện nay, tỉnh An Giang có 29 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, trong đó, có 14 làng nghề và 15 làng nghề truyền thống, với 3.706 hộ sản xuất - kinh doanh, 11.482 lao động có việc làm thường xuyên. Đến với An Giang, du khách sẽ được trải nghiệm, tham quan các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, cơ sở sản xuất hàng đặc sản để tìm hiểu các giá trị văn hóa và thỏa thích mua sắm các sản phẩm đặc trưng truyền thống.
Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đề xuất các giải pháp để hoạt động thông quan hàng hóa được diễn ra thông suốt, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước tại Hội nghị Kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời kỳ mới vừa được tổ chức tại Hà Nội. Doanh nghiệp hai bên đã giao lưu, trao đổi, tìm kiếm, tận dụng tối đa cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh sau khi Việt Nam và Trung Quốc vượt qua đại dịch Covid-19 nhằm góp phần đưa quan hệ thương mại Việt - Trung phát triển ngày càng ổn định, cân bằng và bền vững, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Trước thực trạng văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một, người Lô Lô thôn Cờ Tảng, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã bàn nhau thành lập tổ khâu thêu, mở lớp truyền dạy múa, hát để bảo tồn văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Sự hứng khởi, đồng lòng của người dân là điều kiện thuận lợi để các hoạt động trên phát huy hiệu quả trên thực tế, lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa từ ngàn đời của người Lô Lô.
Lễ cúng bản (Căm bản) diễn ra vào dịp đầu năm theo lịch của cộng đồng dân tộc Lào có ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp cho bản làng.
Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành nét văn hóa trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kô ở xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Đây là một nghề thủ công không chỉ làm ra sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn mặc hằng ngày, mà còn mang bản sắc độc đáo của người Pa Kô.
Quechua là nhóm bộ tộc bản địa Nam Mỹ sống ở vùng cao nguyên Andean. Người Quechua có lối sống cao nguyên độc đáo ở vùng núi Tây Nam Mỹ. Hiện nay, dân số của bộ tộc Quechua ước tính khoảng 13 triệu người, với khoảng 8-10 triệu người nói ngôn ngữ Quechua.
Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa đã chia sẻ tiềm năng, lợi thế trong hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng của Ấn Độ và địa phương.
Chọn thành phố để lập nghiệp, nhưng chàng trai 8X người Tà Ôi quyết định về quê làm du lịch để thực hiện ước mơ “cất cánh” cho vùng đất quê hương mình.
Nói đến nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An, nếu như người dân tộc Thái có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, người Mông có nghề rèn, người Khơ Mú có nghề đan lát thì người Thổ có nghề đan võng gai truyền thống. Nghề đan võng gai không chỉ mang lại thu nhập cho bà con, mà còn là một di sản văn hóa phi vật thể đáng quý của đồng bào dân tộc Thổ.