Đây đang được xem như một xu hướng tích cực và có chiều sâu trong du lịch văn hóa tại tỉnh vùng cao Lào Cai - nơi có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đặc biệt, tỉnh Lào Cai chứa đựng một kho tàng quý giá về các di sản văn hóa các dân tộc bản địa đậm sắc màu.
Từ thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) qua phà Châu Giang là đến làng Chăm ở xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), nơi đây có cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm rất tự hào với nghề dệt, thêu thổcẩm truyền thống.
Trong kháng chiến, chính quyền, nhân dân các dân tộc xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đồng lòng theo Đảng làm cách mạng, trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau khi thống nhất đất nước, đồng bào các dân tộc nơi đây đồng lòng cùng chính quyền tập trung phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng Nâm Nung ngày càng giàu đẹp. Những rẫy cà phê, tiêu, cao su và các loại cây ăn quả đã phủ xanh mảnh đất một thời bom đạn.
Trò chuyện với tôi, bà Vi Thị Thúy, ở bản Tà Ẻn, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La kể rằng, trước đây, bà đã tự tay làm tới mấy chục chiếc khăn, đệm, chăn, gối để mang về biếu nhà chồng trong ngày cưới theo phong tục của người Xinh Mun. Bây giờ thì khác, con gái về nhà chồng không bắt buộc phải mang theo các sản phẩm thổcẩm nữa. Có lẽ vì vậy mà nghề dệtthổcẩm của người Xinh Mun có nguy cơ mai một dần theo thời gian. Đó cũng là lý do hoài niệm về nghề truyền thống cứ lớn dần trong những câu chuyện của bà Thúy.
Tôi có ấn tượng sâu sắc với tấm áo trấn thủ Điện Biên với những đường may chéo hình quả trám. Mỗi đường may như gửi gắm vào đó bao tình cảm quân dân như “cá với nước”. Có lẽ, ít có tấm quân phục nào giản dị đơn sơ mà sống mãi trong ký ức người lính Điện Biên đậm nét như thế. 36 đường may trên áo là 36 đường gian khó, là những ngày rát bàn tay, rộp da tay, chân bấm võng nền đường mòn vẹt cả đế giày, đế dép để “kéo pháo vào” rồi “kéo pháo ra” thực hiện phương châm nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Đánh chắc, tiến chắc”.
Bao năm qua, mặc cho thế thời thay đổi, mặc cho những vật dụng hiện đại không ngừng du nhập vào làng, hay những cái nhìn thờ ơ của lớp trẻ, ông A Lếu (67 tuổi, ở thôn Đắk Si, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) vẫn vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát. Với ông, những sản phẩm được làm từ mây, tre ấy giống như “đứa con” tinh thần trong gia đình mình.
Buôn Ako Dhong là buôn đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk được công nhận là buôn du lịch cộng đồng. Ako Dhong được mệnh danh là buôn giàu đẹp nhất tỉnh không chỉ bởi sự giàu có về vật chất của người dân nơi đây, mà còn mang đậm bản sắc văn hóa, được đồng bào Ê Đê gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Với mong muốn gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa bản địa trong phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới, phụ nữ đồng bào Tày ở vùng cao Lào Cai đã chung tay khôi phục các tổ hội nghề, nhóm nghề thủ công truyền thống, vừa phục vụ nhu cầu cuộc sống cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch ở các địa phương đang phát triển.
Hiện nay, tỉnh An Giang có 29 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, trong đó, có 14 làng nghề và 15 làng nghề truyền thống, với 3.706 hộ sản xuất - kinh doanh, 11.482 lao động có việc làm thường xuyên. Đến với An Giang, du khách sẽ được trải nghiệm, tham quan các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, cơ sở sản xuất hàng đặc sản để tìm hiểu các giá trị văn hóa và thỏa thích mua sắm các sản phẩm đặc trưng truyền thống.
Trước thực trạng văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một, người Lô Lô thôn Cờ Tảng, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã bàn nhau thành lập tổ khâu thêu, mở lớp truyền dạy múa, hát để bảo tồn văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Sự hứng khởi, đồng lòng của người dân là điều kiện thuận lợi để các hoạt động trên phát huy hiệu quả trên thực tế, lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa từ ngàn đời của người Lô Lô.
Mấy mươi năm qua, chẳng ai còn nhớ bước chân già A Biu đã đi lang thang những đâu để tìm ching chiêng, đàn, trống, tượng gỗ… rải rác trong cộng đồng Ba Na. Bây giờ, già A Biu lại bắt tay vào làm du lịch cộng đồng để mọi người cùng hướng theo.
Từ bao đời nay, dệtthổcẩm đã trở thành nét văn hóa trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kô ở xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Đây là một nghề thủ công không chỉ làm ra sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn mặc hằng ngày, mà còn mang bản sắc độc đáo của người Pa Kô.
Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế gia đình, đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở buôn Kon H’rinh, xã Ea H’đinh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk luôn chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ được những bộ chiêng quý cùng đội cồng chiêng các thế hệ từ già đến trẻ, người chỉnh chiêng giỏi và lễ hội truyền thống vẫn được tổ chức hàng năm.
Nói đến nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An, nếu như người dân tộc Thái có nghề dệtthổcẩm truyền thống, người Mông có nghề rèn, người Khơ Mú có nghề đan lát thì người Thổ có nghề đan võng gai truyền thống. Nghề đan võng gai không chỉ mang lại thu nhập cho bà con, mà còn là một di sản văn hóa phi vật thể đáng quý của đồng bào dân tộc Thổ.
Dưới ánh nắng đầu Xuân ấm áp tỏa khắp nhiều ngôi nhà của những gia đình Cơ Tu trên xã vùng cao Tà Lu (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam), tôi theo chân anh Alăng Dam, Thôn trưởng Aréh - Đhrồng đến Nhà văn hóa thôn để được gặp chị Bơ Ling Thị Trưu, 46 tuổi, một phụ nữ Cơ Tu vẫn đang nỗ lực gìn giữ và phát huy nét văn hóa đặc sắc từ thổcẩm truyền thống của dân tộc mình ở Tổ đoàn kết Đhrồng.