Trong những năm gần đây, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, các thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được bảo tồn, phát huy, tạo dấu ấn đậm nét không chỉ trong nước, khu vực mà lan tỏa ra tầm thế giới, điển hình là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là thành quả của một quá trình vượt khó vươn lên, thể hiện sự quan tâm, chăm lo sâu sắc của Đảng, Nhà nước, với quyết tâm không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau...
Thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-TW ngày 19/11/1958 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) “Về việc xây dựng lực lượng Cảnh vệ nội địa và biên cương”, ngày 3/3/1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 100/TTg thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng); Nghị định nêu rõ: “Thống nhất các đơn vị bộ đội quốc phòng đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các đơn vị Công an biên phòng, Cảnh sát vũ trang thành một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an”. Từ đó, ngày 3/3 hằng năm trở thành Ngày Truyền thống của Bộ đội Biên phòng (BĐBP).
Kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc và quán triệt quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách vận dụng vào sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới (BVBG) quốc gia; đặc biệt, ngày 22-2-1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 16-HĐBT về việc tổ chức Ngày Biên phòng 3-3 hằng năm, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị (HTCT), toàn dân, toàn quân tham gia BVBG.
Qua 62 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, BĐBP luôn khẳng định rõ vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu. Những năm qua, BĐBP đã không ngừng phát huy bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nên truyền thống vẻ vang, được Đảng, Nhà nước đánh giá cao, chính quyền và nhân dân các địa phương ghi nhận.
Sáng 2-3, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2-2021, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội trong tháng đầu tiên của năm mới Tân Sửu.
Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11-11-2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022. Luật gồm 6 chương, 36 điều, quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng. Nhìn lại quá trình xây dựng, ban hành Luật BPVN và những yêu cầu về tổ chức thực hiện trong thời gian tới có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong tình hình hiện nay.
Cuối tháng 2, đầu tháng 3-2021, việc đón nhận chiến sĩ mới của các đơn vị BĐBP sẽ diễn ra đồng loạt. Hiện, tất cả các đơn vị đã hoàn thành tập huấn đội ngũ cán bộ làm công tác huấn luyện trên tất cả các nội dung quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật. Đặc biệt, việc bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, công tác hậu cần… trong tiếp nhận, huấn luyện chiến sĩ mới được các đơn vị BĐBP triển khai thực hiện tốt, hứa hẹn một mùa tuyển quân an toàn, hiệu quả.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của biên giới, biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thời gian qua, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tập trung tuyên truyền và tổ chức nhiều hoạt động nhằm vận động đoàn viên, thanh niên hướng về biên giới, hải đảo. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên về chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; đồng thời, tạo động lực để đoàn viên, thanh niên thể hiện sức sáng tạo và phát huy hơn nữa vai trò xung kích ở những nơi phên dậu, tiền tiêu của Tổ quốc.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Công văn số 396/BHXH-TCKT gửi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và BHXH 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN hằng tháng trong thời gian tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Sáng 26-2, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức hội nghị giao ban tháng 2-2021 dưới sự chủ trì của Thiếu tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP. Dự hội nghị giao ban có Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Chính ủy BĐBP; cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ Tư lệnh BĐBP.
Đạihộiđại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 25-1-2021 đến ngày 1-2-2021, tại Thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình,
Hiện có 51 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trở lại. Tám tỉnh, thành phố, trong đó có Hải Dương (trên cơ sở xem xét việc đi học trở lại của từng địa phương) dự kiến sẽ cho học sinh đi học từ 1-3.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt khi xuất hiện các ca bệnh nhiễm chủng biến thể mới của virus SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, BĐBP Quảng Ninh đã nhanh chóng bổ sung, “kích hoạt” toàn bộ biện pháp phòng, chống dịch, tăng cường sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý biên giới, kiểm soát cửa khẩu, lối mở, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Đặng Toàn Quân, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Ninh để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Sau nhiều tháng triển khai các biện pháp nghiệp vụ, những ngày cuối cùng của năm 2020, BĐBP Quảng Bình đã phối hợp với các lực lượng chức năng đấu tranh thành công Chuyên án QB920, bắt giữ 2 đối tượng, thu giữ 13kg heroin. Chuyên án thành công đã góp phần chặt đứt đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia qua địa bàn biên giới tỉnh Quảng Bình.
Chiều 17-2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ họp triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết Nguyên đán Tân Sửu - 2021.