Tại huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, những lớp truyền dạy cồng chiêng, múa Tung tung da dá được thực hiện và duy trì thường xuyên, góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Cơ Tu trên dãyTrườngSơn hùng vĩ.
Mỗi khi hoa lê nở trắng biên cương miền Bắc, hoa cúc quỳ vàng rực dãyTrườngSơn, bông hoa súng tím nở rộ trên những dòng kinh miền Tây Nam Bộ và bờ biển gió chuyển hướng nồm nam, mang hơi ấm và vị mặn xa khơi là lúc cấp ủy, chính quyền và nhân dân cả nước nói chung, khu vực biên giới nói riêng lại rộn ràng trong “Ngày Biên phòng toàn dân”. Và cũng vào những ngày đó, Thiếu tướng, Tiến sĩ Đặng Vũ Liêm - nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh Chính trị Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đại biểu Quốc hội khóa X lại bồi hồi nhớ đến khoảnh khắc mừng vui của quân dân biên giới khi Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 16/HĐBT, lấy ngày 3/3 hàng năm là “Ngày Biên phòng”.
Tôi có may mắn được tháp tùng Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên trong chuyến thăm quê lần cuối của ông. Cảm nhận của tôi về ông là một con người tài giỏi trên nhiều lĩnh vực và cũng là người nặng tình với quê hương Quảng Bình.
Sau gần 34 năm, những thành tựu và giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần mà “Ngày Biên phòng toàn dân” (3/3/1989 - 3/3/2023) mang lại thật khó có thể đong đếm, thống kê bằng những con số. Chỉ biết rằng, năm qua năm, cứ đến khi hoa lê nở trắng biên cương miền Bắc, hoa cúc quỳ vàng rực dãyTrườngSơn, bông hoa súng tím những dòng kinh miền Tây Nam Bộ và bờ biển gió chuyển hướng nồm Nam, mang hơi ấm và vị mặn xa khơi là lúc cấp ủy, chính quyền, các bộ, ban, ngành, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước nói chung, khu vực biên giới nói riêng lại nô nước đón chào “Tết Biên phòng” như một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong nhân dân về truyền thống đoàn kết, đấu tranh xây dựng và bảo vệ biên giới.
Chật vật 3 lần di dời vì sạt lở, đến nay, 139 hộ dân thôn Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã an cư. Quên đi những nỗi buồn, những chiếc ché, chiếc chiêng bị vùi sâu trong đất, năm nay, bà con Tu Thó sẽ cùng nhau xây dựng cuộc sống dưới mái nhà rông mới.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) - Trung tá Đinh Ngọc Cân gắn liền với chiều dài lịch sử hình thành, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Trinh sát An ninh vũ trang Quảng Nam (nay là BĐBP Quảng Nam). Trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, ông đã cùng đồng chí, đồng đội mưu trí, dũng cảm vượt qua bao gian nan, thử thách bảo vệ an toàn tuyệt đối khu căn cứ, các cơ quan đầu não của cách mạng và các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước; trực tiếp chỉ huy các hoạt động diệt ác, trừ gian, tấn công phá tan các trụ sở hội đồng xã, các đồn bốt của Mỹ - ngụy và chính quyền tay sai. Nhiều bản án tử hình do chính tay ông thực hiện được đặt lên xác những tên ác ôn khét tiếng khiến cho bọn tề ngụy và đồng bọn hoang mang, khiếp đảm.
Đã tròn 25 năm tôi rời quân ngũ. Cứ ngỡ sẽ chẳng bao giờ được trở lại doanh trại, chẳng bao giờ nhớ đến điều lệnh, đến “mười lời thề danh dự”, “mười một chế độ trong ngày”, chẳng bao giờ được quay lại cái thời “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” nữa. Xa lắm rồi một thời áo lính! Thế rồi, mới đây thôi, vào một ngày đẹp trời, họa sĩ Lê Chương, Chủ tịch Hội Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Sơn La gọi đến: “Bác ơi, mai mình đi Sông Mã nhé. Đến thăm các đồn Biên phòng của tuyến biên giới Sông Mã, Sốp Cộp, “làm lính Biên phòng” mấy hôm xem sao, bác ạ”. Thế là tôi đồng ý. Vội vàng sửa soạn ba lô và háo hức lên đường...
Định cư ở bản Tuộc, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là những hộ dân mang trong mình hai dòng máu Việt Nam - Lào. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình, người dân tự tin lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
“Chồng em xuống núi rồi, đi làm dưới xuôi vài tháng mới về” - tôi khá ngạc nhiên khi hỏi chuyện cô gái trẻ ở đầu dốc vào bản Ka Oóc. Đi hết bản Ka Oóc, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, tôi nhận ra, thế hệ trẻ ở ngang lưng núi Giăng Màn giờ đây đã quen với nhịp sống “đầu năm rời núi xuống phố mưu sinh”.
Gác lại dự định, ước mơ riêng, 80 thanh niên ưu tú của thành phố Đà Nẵng nhập ngũ vào BĐBP thành phố Đà Nẵng, mang theo tâm thế tốt nhất để thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc. Từ hôm nay, 80 con người ngày hôm qua còn xa lạ đã trở thành đồng chí, đồng đội, cùng nhau “vượt nắng, thắng mưa”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao để sau 2 năm có thể tự tin ngẩng cao đầu, tự hào về những gì mình đã cống hiến cho đất nước.
Những năm qua, với sự hỗ trợ từ các chính sách của Đảng, Nhà nước, nguồn vốn từ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều bản làng vùng cao của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã từng bước thay da đổi thịt. Những cánh rừng, nương rẫy ngút ngàn màu xanh nối đến cuối tầm nhìn của mắt người, những con đường bê tông phẳng lỳ men theo triền núi, ánh điện chiếu sáng về tận ngõ nhà dân… Những bản làng vùng cao như khoác lên mình chiếc áo mới, chiếc áo của ấm no.
Trong 2 ngày 7, 8/2, Trung tâm Huấn luyện BĐBP, và BĐBP các tỉnh: Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Định, Long An và thành phố Đà Nẵng đã tổ chức tiếp nhận chiến sĩ mới. Công tác tiếp nhận đảm bảo chỉ tiêu, chất lượng, an toàn.
Trên vùng núi cao giáp biên giới Lào của tỉnh Quảng Nam, có những ngôi làng thuộc 4 xã vùng cao khu 7 vốn nghèo khó. Nhưng gần 10 năm trở lại đây, đời sống người dân đã khởi sắc khi cửa khẩu được mở; cây lúa nước và các cây trồng đặc sản như sâm ba kích, đẳng sâm đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân vùng cao.
Nếu ví cung đường biên giới Bắc Tây Nguyên như dải thổ cẩm mềm mại, đa sắc thì dãyTrườngSơn hùng vĩ, trập trùng giữa đại ngàn mênh mông là đôi vai săn chắc của chàng dũng sĩ trong trường ca Đam San. Tấm thổ cẩm thần thánh ấy trải dài từ miền cực Nam Lào đến vùng Đông Bắc Campuchia, choàng lên đôi vai của chàng dũng sĩ đang dang rộng vòng tay giữa đất trời.
Trước nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét đe dọa, toàn bộ 34 gia đình đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều ở bản Sắt, xã TrườngSơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã được hỗ trợ chuyển đến địa điểm mới. Sau một năm, với sự vào cuộc kiến tạo của chính quyền địa phương, BĐBP và nỗ lực của người dân, bản tái định cư giữa đại ngàn TrườngSơn đã khoác lên mình diện mạo mới.