Cách đây hơn 64 năm, tại buổi Lễ thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và căn dặn cán bộ, chiến sĩ những điều vô cùng quý báu, trong đó, Người nhấn mạnh là phải luôn gắn bó, tận tụy với nhân dân. Khắc ghi lời Bác Hồ dạy, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ra Mai, BĐBP Quảng Bình với những việc làm thiết thực đã vượt qua khó khăn, gắn bó máu thịt với nhân dân để giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia bằng sức mạnh của tình đoàn kết quân - dân.
Chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), các đơn vị Biên phòng và địa phương khu vực biên giới đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong những ngày tháng Năm lịch sử này.
Ngày 25/1/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng năm mới đến đồng bào cả nước nhân dịp Xuân Quý Mão. Riêng đối với đồng bào miền Nam, Người gửi lời chúc thân ái và khẳng định cuộc đấu tranh của toàn dân ta để thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà nhất định thắng lợi vì: “Nước Việt Nam ta là một/ Dân tộc Việt Nam ta là một/ Dù cho sông cạn đá mòn/ Nhân dân Nam, Bắc là con một nhà”.
Cung đường không xa lắm, chỉ chừng 20 cây số theo đường chim bay, nhưng trong “nhật ký hành trình” lưu lại trên xe gắn máy (loại dung tích 100cc) của người lính Đồn Biên phòng (BP) Ia Lốp thì lại xấp xỉ… 1 lít xăng vào mùa khô và gần 2 lít khi mùa mưa về. Chỉ đôi lời giới thiệu ngắn gọn như thế về hai khu dân cư (làng Rinh và cụm dân cư Suối Khôn) thuộc xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai cũng đủ thấm thía sự vất vả, gian nan của các chủ nhân vùng biên giới trong cuộc mưu sinh và công tác xây dựng, quản lý địa bàn biên giới.
Nếu cần tìm một chứng nhân nói về tình quân dân trên biên giới bên dòng Pô Cô thuộc xã Ia O, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) thì đó chắc chắn phải là già làng Kloong - ông Rơ Châm Hloăk. Nói như thế là bởi, kể từ ngày còn “ngủ trên lưng mẹ” đến nay - đã hơn 72 “mùa rẫy” đi qua, già làng Rơ Châm Hloăk vẫn gắn bó với ngôi làng thân thương của mình. Và đặc biệt, ông chính là một trong những học viên đầu tiên của lớp học xóa mù chữ do Đồn Biên phòng Ia O, BĐBP Gia Lai tổ chức cách đây hơn 30 năm về trước. Với già làng Kloong, những câu chuyện về người lính Biên phòng luôn là những kỷ niệm đẹp nhất…
Tư liệu về Tổ công tác đặc biệt ấy đủ để viết một quyển sách nhỏ, song, trong khuôn khổ được cho phép, tôi chỉ xin giới hạn trong một ít trang. Tổ gồm 8 đồng chí, mỗi người một việc khác nhau, nhưng có cùng nhiệm vụ: Bảo vệ Bác Hồ. Cả 8 đồng chí được Bác đặt tên vào một sáng mùa Xuân (tháng 3) năm 1947: TRƯỜNG - KỲ - KHÁNG - CHIẾN - NHẤT - ĐỊNH - THẮNG - LỢI. Chuyện này khá nhiều người đã biết, mỗi lần được nhắc đến lại tưởng như một huyền thoại.
Từ rừng sâu, Hồ Thị Nứt và các chị em của mình được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Vao, BĐBP Quảng Trị đưa về đơn vị chăm sóc, nuôi dưỡng và tạo điều kiện đến trường. Giờ đây, không chỉ biết chữ, cô gái nhỏ còn có ước mơ và sống hạnh phúc vì làm được những việc có ích.
Thực hiện chủ trương bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số, thành phố Cần Thơ đã có nhiều giải pháp nhằm triển khai việc dạy tiếng nói, chữ viết trong cộng đồng dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Hoa. Nhờ đó, tiếng Hoa được đưa vào giảng dạy trong trường học, góp phần giúp con em đồng bào dân tộc Hoa bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Và một trong những người góp phần “giữ lửa” truyền thống văn hóa của người Hoa, trao truyền cho thế hệ trẻ là cô Quách Mộc Liên, Phó Giám đốc Trung tâm Hoa ngữ thành phố Cần Thơ - người đã có 37 năm công tác trong ngành giáo dục.
Lễ khai ấn đền Trần được duy trì tổ chức hằng năm không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống của dân tộc.
Chủ tịch nước vui mừng bởi nhiều doanh nhân kiều bào đã thành danh, lớn mạnh; nguồn chất xám tri thức kiều bào tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Được ví như những người “truyền lửa” cho thế hệ mai sau để thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số ở vùng cao, những nghệ nhân dân gian ở các địa phương trong tỉnh Lào Cai đang ngày đêm miệt mài truyền dạy văn hoá cho bà con dân bản, nhất là thế hệ trẻ.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, những năm qua, Đồn Biên phòng Mường Lạn, BĐBP Sơn La đã triển khai có hiệu quả công tác vận động quần chúng, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa bàn biên giới.
Với hàng loạt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng được ban hành, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân các địa phương, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, quá trình triển khai thực hiện công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới…
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong suốt chặng đường lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của văn hóa và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sức mạnh của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước, trong đó có văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS).
Việt Nam hiện có 54 dân tộc anh em, trong đó, khoảng 30 dân tộc thiểu số (DTTS) có chữ viết, tiêu biểu như: Tày, Thái, Hoa, Khmer, Nùng, Mông, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Chăm, M’Nông... Tuy nhiên, xu hướng hội nhập văn hóa đã làm suy giảm ngôn ngữ “mẹ đẻ” của nhiều DTTS. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các DTTS là một trong những giải pháp cấp thiết trước mắt và lâu dài để giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.