Lịch sử cho thấy, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia luôn có mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống tốt đẹp, luôn hết lòng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Trên dọc dài biên giới các tỉnh Tây Nguyên từ cột mốc ba biên trên vùng ngã ba Đông Dương (Kon Tum) đến chốt kiểm soát 470, thuộc Đồn Biên phòng (BP) Bu Cháp, BĐBP Đắk Nông, mối tình tốt đẹp đó được duy trì ở mọi cấp độ; từ ngoại giao cấp nhà nước, các cấp chính quyền, đến đối ngoại quốc phòng, an ninh, ngoại giao nhân dân, hai bên luôn dành cho nhau tình cảm vô tư, trong sáng nhất. Điều này càng được thể hiện đậm nét khi đối diện với những mối hiểm họa đến từ tự nhiên, đặc biệt là “cuộc chiến” chống đại dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức căng thẳng hiện nay…
Tỉnh Phú Yên có khoảng 3.000 người Ba Na và gần 25.000 người Ê Đê sinh sống chủ yếu ở 3 huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Cũng như các cộng đồng người dân tộc thiểu số trên cả nước, người Ba Na và Ê Đê ở Phú Yên xem cồng chiêng là tài sản vô cùng quý báu trong đời sống tinh thần và vật chất.
Miền Trung-Tây Nguyên là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, những thảm họa thiên tai như: Bão lũ, hạn hán, cháy rừng... thường xuyên xảy ra và ngày càng cực đoan, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó, QĐND Việt Nam đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, nguy cơ bị lây nhiễm, là một trong những lực lượng nòng cốt, xung kích trên tuyến đầu, cùng các cấp, các ngành tích cực phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, với phương châm “Quân đội phải chủ động phòng, chống dịch sớm hơn và cao hơn một bước so với quy định”.
Ngày 3-6, trên địa bàn xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã xảy ra vụ cháy rừng tràm và rười nghiêm trọng. Nhận được tin báo, Đồn Biên phòng Ngư Thủy, BĐBP Quảng Bình điều động 30 cán bộ, chiến sĩ phối hợp với các lực lượng, chính quyền và nhân dân địa phương dậplửa, khoanh vùng, khống chế không để đám cháy lan rộng.
Một ngày cuối tháng 2 năm 2020, tôi theo chân những chiến sĩ Biên phòng ra chốt tiền tiêu. Khi ấy, dư âm của mùa Xuân còn hiện hữu khắp ba miền, nhà nhà, người người hân hoan hội tụ. Nhưng đó cũng là khi, trên dải hành lang giới hạn không gian sinh tồn của dân tộc Việt Nam dài trên 5.000km, những người lính mang quân hàm xanh đã và đang ghi tên mình ở những nơi gian khó nhất, vượt núi cao, suối sâu trong “trận tuyến không biên giới” để ngăn chặn kẻ thù vô hình xâm nhập nước ta.
Lúc 10 giờ ngày 15-10, có tiếng loa phát ra tại điểm tìm kiếm 13 cán bộ mất tích tại Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế): “đề nghị đơn vị Biên phòng đưa chó nghiệp vụ vào tìm kiếm”. Một lát sau, thi thể đầu tiên được tìm thấy giữa núi bùn lầy.
Các vụ cháy rừng xảy ra gần đây không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn đe dọa đến sự an toàn của người dân sinh sống xung quanh khu vực rừng bị cháy. Hiện nay, miền Trung vẫn đang trong thời kỳ nắng, nóng gay gắt, nguy cơ tiếp tục xảy ra cháy rừng rất cao, đòi hỏi các địa phương phải sẵn sàng các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Trong thời gian qua, do thời tiết nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy rừng ở phạm vi rộng. Với tâm thế sẵn sàng chiến đấu, Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đã kịp thời điều động cán bộ, chiến sĩ tham gia nhiệm vụ dậplửa, cứurừng. Trong trận chiến với “giặc lửa”, cán bộ, chiến sĩ quân hàm xanh luôn chủ động, xung kích đi đầu với tinh thần dũng cảm, bền bỉ, không ngại khó khăn, gian khổ. Những việc làm đó đã để lại nhiều tình cảm, ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân biên giới.
Sau hơn nhiều giờ nỗ lực, đến 23 giờ 30 phút, ngày 10-7, lực lượng chức năng đã khống chế, dập tắt được đám cháy rừng tại xã Diễn Lộc và Diễn Phú, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Khoảng 13 giờ ngày 10-7, tại khu vực núi Con Voi thuộc xóm 8, xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An xảy ra cháy rừng. Đám cháy có nguy cơ lan sang khu vực rừng xã Diễn Phú. Chính quyền địa phương đã huy động trên 500 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị vũ trang cùng nhân dân địa phương nỗ lực dậplửacứurừng, tuy nhiên đám cháy vẫn đang diễn biến rất tạp.
Những ngày cuối tháng 6, cháy rừng liên tiếp xảy ra tại các huyện Yên Thành, Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) và Can Lộc, Vũ Quang, Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) đã khiến trên 100ha rừng trồng thông, keo của các hộ dân bị thiêu rụi. Tổng cục Lâm nghiệp xác định, nắng nóng kéo dài cộng với gió phơn Tây Nam làm cho thảm thực vật tại các khu rừng trở nên khô hanh là nguyên nhân đã dẫn tới các vụ cháy vừa qua.
Đêm 29-6, nhân dân địa phương phát hiện xảy ra cháy rừng tại khu vực núi Mồng Gà (địa bàn tiết giáp giữa hai huyện Vũ Quang và Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, nhân dân địa phương đã được huy động dậplửacứurừng. Sau 2 ngày đêm đối mặt với bao hiểm nguy, gian khổ, quân và dân đã dập tắt được đám cháy. BĐBP Hà Tĩnh là một trong những đơn vị chủ công trong trong “cuộc chiến” giữ rừng trên đỉnh Mồng Gà.
Do thời tiết nắng nóng, thực bì khô, 11 giờ trưa ngày 30-6, lửa lại tiếp tục bùng phát trở lại trên núi Mồng Gà, thuộc khu vực thôn 5 xã Sơn Trà, Hương Sơn, Hà Tĩnh.