Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lực lượng chức năng chủ động hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm; sơ tán người dân khỏi các nhà yếu, không đảm bảo an toàn.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của cơn bão mạnh có tên quốc tế là Noru, BĐBP các tỉnh miền Trung đang kêu gọi tàu thuyền trở về đất liền, kêu gọi và hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa. Trong đêm 24/9, có 8 tàu cá được đài canh cộng đồng ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi giữ liên lạc để các tàu hỗ trợ nhau khẩn cấp trở về bờ.
Năm 2013, nhiều người dân làng chài ở miền Trung đã bỏ chạy khi nghe tin siêu bão Haiyang sức gió lên tới 230km/giờ đổ bộ vào Biển Đông sau khi tàn phá Philippines khiến 6.300 người chết. Tuy nhiên, trước thời điểm bão vào đất liền, người dân ở nhiều làng chài vẫn trụ lại, đàohầm để tránh bão. Mô hình nhà boong ke, hầm mu rùa tránh bão tới nay đã trở nên phổ biến. Khi siêu bão Rai (năm 2021) đe dọa miền Trung, thì người dân lại kích hoạt các mô hình như vậy.
Năm 2016, siêu bão Haiyang với sức gió giật 270km/giờ khiến nhiều làng chài náo loạn, đóng cửa bỏ chạy. Nhưng riêng các làng chài ở dọc tỉnh Quảng Nam thì trụ lại, đàohầm cát chui xuống. Hình ảnh người dân chui xuống hầm cát không khác gì còng gió ẩn mình trên bãi biển.
Trong những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thái Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị nắm chắc tình hình, triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp công tác biên phòng nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, bảo vệ vững chắc toàn vẹn chủ quyền, an ninh biên giới biển của tỉnh.
Xét về binh pháp quân sự, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Đây là địa điểm nằm ở vị trí “yết hầu” quan trọng, nơi hợp lưu 3 con sông: Nhật Lệ thông ra cảng biển, Đại Giang (Long Đại) đi Trường Sơn, Kiến Giang lên thác Cốc và vào đến Vĩnh Linh. Chính vì vậy, xã Hiền Ninh trở thành một trong những căn cứ hậu cần lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
“Bến phà Long Đại trực tiếp gần vĩ tuyến 17, nơi chiến sự ác liệt nhất, đồng thời nằm ở trung tâm các tuyến đường chiến lược: 20, 10, 16, 18… nối Đông - Tây Trường Sơn, đây là một trong những “tọa độ lửa” ác liệt nhất trên đường Hồ Chí Minh. Không quân Mỹ quyết “bịt” bến phà Long Đại, nhưng không bao giờ thực hiện được” - Cố Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn đã từng khái quát như vậy.
Tháng 6-1959, Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Gót Tràng (nay là Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hải Thịnh), Nam Định được thành lập, đứng chân tại rừng thông mom Gót Tràng. Đồn bố trí một Tổ kiểm soát cửa sông, đến năm 1965, tổ được biên chế thành lập Trạm Kiểm soát hành chính Gót Tràng trực thuộc đồn.
Bằng những dụng cụ thô sơ đến mức khó tin, quân và dân Củ Chi đã làm nên một "kỳ quan chiến đấu" có một không hai của thời đại và nó đã trở thành một huyền thoại của thế kỷ XX. Trên 200km đường hầm trong lòng đất, mang chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, ý chí kiên cường, bất khuất và khát vọng độc lập, tự do của vùng "đất thép", địa đạo Củ Chi đã khắc vào lòng đất một kỳ tích của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Sáng 14-9, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi họp báo thông tin chính thức về sự cố xảy ra tại Thủy điện Sông Bung 2 (huyện Nam Giang). Ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì buổi họp.
Ra đời trong "chảo lửa, túi bom" của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên "khúc ruột miền Trung" kiên cường, hiếu học, 50 năm qua, các thế hệ thầy và trò trường cấp III Kỳ Anh (nay là trường Trung học phổ thông Kỳ Anh) đã viết nên bao kỳ tích trong sự nghiệp giáo dục. Từ mái trường này, biết bao thế hệ học sinh đã trưởng thành, cống hiến tài năng, trí tuệ cho quê hương, đất nước, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, có nhiều học sinh tham gia phục vụ trong Quân đội, Công an và nhiều lĩnh vực quan trọng khác. Đại tá Nguyễn Hòa Văn, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP - Tổng Biên tập báo Biên phòng là một trong số hàng chục ngàn học sinh đã một thời gắn bó với mái trường thân yêu này. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập trường, báo Biên phòng có cuộc trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thủy, Hiệu trưởng nhà trường.
"Đồng chí về trong nớ/Chúng tôi ở ngoài ni/Chúc đồng chí ra đi/Đạt mọi điều như ý/18-4-1975". Đó là những dòng chữ thân thương ghi sau tấm ảnh cũ, kể lại câu chuyện những người lính Công an nhân dân vũ trang Hà Tĩnh chia tay đồng đội để vào Nam chiến đấu, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Những mái nhà còn chi chít bao cát. Những căn hầmđào dưới cát còn thoảng hơi người. Bên cạnh đó, thời gian vẫn còn đọng lại câu chuyện về người lính giúp bà con chạy siêu bão. Hầm cát có thể sẽ được ghi vào tài liệu kinh nghiệm chống bão miền biển Việt Nam.
Khi bão số 14 sắp vào bờ, những quầng mây đen đã phủ kín bầu trời. Thời điểm đó, những người lính Biên phòng đang nỗ lực hết mình, cùng toàn dân phòng chống bão quyết liệt, không để siêu bão trở thành một cuộc thảm sát đau thương.