Trong kháng chiến, chính quyền, nhân dân các dân tộc xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đồng lòng theo Đảng làm cách mạng, trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau khi thống nhất đất nước, đồng bào các dân tộc nơi đây đồng lòng cùng chính quyền tập trung phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng Nâm Nung ngày càng giàu đẹp. Những rẫy cà phê, tiêu, cao su và các loại cây ăn quả đã phủ xanh mảnh đất một thời bom đạn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Hà Giang phải tập trung thúc đẩy giải ngân đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư, thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực.
“Trong vận tải chiến tranh, đừng bao giờ chỉ có đường độc đạo. Phá được thế độc đạo, không quân Mỹ sẽ thua. Đường Trường Sơn phát triển lên như “bản đồ bát quái”, máy bay Mỹ không biết đâu là trọng điểm để đánh phá. Mỹ thiết lập “hàng rào” bộ binh chắn ngang ở đường 9, Quảng Trị cũng bị quân và dân ta đập tan” - Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đưa ra chiến thuật.
Mùa Xuân 1975, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giành toàn thắng. Đó là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ, động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
Trong lịch sử chiến tranh thế giới, hiếm có trận chiến nào như chiến trường Trường Sơn của Việt Nam. Nước Mỹ đã huy động nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, công ty, xí nghiệp… tham gia nghiên cứu và sản xuất nhiều loại vũ khí hiện đại, để ngăn chặn tuyến đường chi viện chiến lược. Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) được xem là bậc thầy nghi binh không quân và các khí tài hiện đại của địch, làm cho Mỹ thất bại hoàn toàn ở chiến trường Trường Sơn.
Trên dọc tuyến biên giới Tây Ninh, từ Chàng Riệc, Xa Mát, Tân Phú đến Phước Tân, Phước Chỉ..., nơi nào cũng có Bia tưởng niệm các liệt sĩ Biên phòng đã ngã xuống vì chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Đó chính là những tượng đài bất tử tạc trong lòng người dân miền biên viễn, trong đó có Bia tưởng niệm liệt sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Phước Tân.
Nhắc đến Đoàn 180 An ninh vũ trang (ANVT) miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, là nhắc đến một lực lượng trung thành vô hạn đối với Tổ quốc, nhân dân, bảo vệ vững chắc cơ quan đầu não Trung ương Cục miền Nam. Bằng trí thông minh, tinh thần chiến đấu dũng cảm, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 180 ANVT miền Nam đã tiêu diệt toán thám báo biệt kích và cùng với các đơn vị bạn đánh bại nhiều đơn vị chủ lực của địch, lập nên nhiều chiến công hiển hách.
Ra đời trong khói lửa chiến tranh tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP), với khẩu hiệu “Chỉ biết còn Đảng là còn mình”, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 180 An ninh vũ trang (ANVT) miền Nam luôn dũng cảm chiến đấu, bảo vệ tuyệt đối an toàn các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam và cơ quan đầu não của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lập được nhiều chiến công xuất sắc…
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, tên khai sinh là Nguyễn Hữu Vũ, bí danh Nguyễn Văn Đồng, sinh ngày 1/3/1923 tại xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hơn 70 năm hoạt động cách mạng, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã trải qua nhiều cương vị, trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Phó Thủ tướng Chính phủ. Dù ở cương vị, trọng trách, điều kiện hoàn cảnh nào, đồng chí cũng luôn giữ vững phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Bằng sự mưu trí, sáng tạo, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên và bộ đội Trường Sơn đã thực hiện thành công công cuộc chi viện cho chiến trường miền Nam, làm thất bại mọi âm mưu chiến lược của kẻ thù.
Tháng 2 đến là lúc những cành hoa Piar Tang Arát (người vùng xuôi tỉnh Quảng Trị gọi là hoa lang rừng) khoe sắc vàng trên khắp đỉnh non cao - nơi người Vân Kiều sinh sống. Những năm gần đây, cuộc sống của đồng bào Vân Kiều đã dần đủ đầy và ấm áp, đời sống kinh tế tiếp tục có bước phát triển bởi bản làng luôn nhận được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, nhất là sự chung tay, đồng hành của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị.
Với sự nhạy cảm chính trị đặc biệt của một nhà cách mạng nhiều kinh nghiệm, đầu năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam. Các tiền đề cho sự ra đời của Đảng đã được Người chuẩn bị từ trước, từ khi xác định được con đường cứu nước.
Thắng lợi của Hiệp định Paris là đỉnh cao của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975). Đây là văn kiện pháp lý quốc tế khẳng định thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, với những điều khoản quan trọng. Từ điểm tựa chiến lược của Hiệp định Paris, quân và dân ta đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973) là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao nước ta trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Đây cũng là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hội nghị Paris và Hiệp định Paris là một minh chứng đầy thuyết phục về bản lĩnh và phong cách của ngoại giao Việt Nam, của các nhà đàm phán hàng đầu của nước ta hồi đó. Ngoại giao Việt Nam là ngoại giao Hồ Chí Minh, luôn kiên trì các vấn đề nguyên tắc, chiến lược nhưng rất linh hoạt, mềm dẻo về sách lược. Việt Nam bằng đường lối ngoại giao khéo léo của mình đã tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế đối với cách mạng Việt Nam, góp phần đưa đến thắng lợi trên bàn đàm phán, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris.