Ngư dân Trần Quang Hiếu, thuyền trưởng tàu cá BT96476TS ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận vừa đi biển vào bờ đã nhắc vợ tới báo cáo đồn, trạm Biên phòng nhờ thông báo về việc xử lý các tàu đánh cá vi phạm. Anh Hiếu cho biết, trong phiên biển đầu năm 2023, ra khơi gặp chuyện thì có Biên phòng làm trọng tài phân xử, cứ đụng ghe là tới gặp cán bộ Biên phòng để được hỗ trợ.
Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lực lượng chức năng, trong đó có BĐBP, ngư dân tỉnh Quảng Trị đã có sự thay đổi tích cực về nhận thức, hành động trong quá trình khai thác hải sản trên biển. Chính quyền địa phương và bà con ngư dân tại đây đang sẵn sàng cho đợt kiểm tra lần thứ 4 của Đoàn Thanh tra Ủy ban châu Âu (EC) về việc gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản nước ta.
Sáng 25/5, tại Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ngãi, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức trao thưởng đột xuất cho Ban Chuyên án VBT6 vì có thành tích xuất sắc trong đấu tranh với hoạt động môi giới, tổ chức đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân. Dự và phát biểu chỉ đạo có Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh BĐBP; đồng chí Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Thiếu lao động gay gắt trong khai thác thủy sản đã diễn ra nhiều năm qua, làm cho nhiều chủ tàu đánh cá lao đao, một số nghề đang đứng bên bờ vực thẳm. Ở thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi có cách làm hay, các lao động đóng góp lưới, trở thành “cổ đông” trên các tàu đánh cá. Ra biển ai cũng làm việc với tâm thế “ông chủ”, luôn đạt năng suất cao.
Tuy vừa mới được thành lập (tháng 3/1976), lực lượng còn mỏng, trang bị còn thiếu, cơ sở vật chất doanh trại đồn, trạm còn sơ sài, nhưng từ năm 1977-1979, Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Đồng Tháp đã cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp chiến đấu, dũng cảm để bảo vệ nhân dân, bảo vệ biên giới. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc này, đơn vị có 41 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và hơn 100 đồng chí là thương binh, bệnh binh.
Hiện nay, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và toàn dân đang trong đợt cao điểm phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Xác định đây là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thừa Thiên Huế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị tích cực thực hiện, góp phần vào nỗ lực gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu đối với thủy sản Việt Nam.
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là Ủy ban châu Âu sẽ kiểm tra việc khắc phục “thẻ vàng” trong khai thác hải sản của Việt Nam. Cùng với các lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương, BĐBP Nghệ An đang quyết liệt triển khai các biện pháp tuyên truyền cho ngư dân về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Ngày 11/5, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cà Mau do Thượng tá Phùng Đức Hưng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh Cà Mau về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh; xã Khánh Bình Tây và thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
“Có sao nói vậy, năm 2022, tàu tôi thu gần 10 tỷ đồng, được xếp vào hạng cao nhất huyện Tuy An. Nhưng vẫn thua tàu ông Tuấn Anh ở thị xã Đông Hòa (Phú Yên), thu 12 tỷ đồng, tàu ông có máy “siêu dò” cá trị giá 4,5 tỷ đồng. Loại máy này có thể quét ở cách xa 3 hải lý vẫn phát hiện ra đàn cá” - chủ tàu và thuyền trưởng Nguyễn Chí Thanh, xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên mở đầu câu chuyện.
Từng tàu cá rẽ sóng vào cảng sau nhiều ngày vươn khơi bám biển. Những nụ cười rạng rỡ của ngư dân trong lấp lánh ánh đèn đêm như càng tô điểm thêm cho sức sống của cả một vùng biển trước nắng bình minh.
Ngày 5/5, Đồn Biên phòng Khánh Hội (BĐBP Cà Mau) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cho gần 100 cán bộ và nhân dân trên địa bàn đơn vị quản lí.
Nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá của ngư dân trên địa bàn hoạt động khai thác hải sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Bộ Chỉ huy BĐBP Nam Định đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều biện pháp, phân công lực lượng thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình trên biển, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát ngăn chặn tàu cá ngư dân đánhbắt vi phạm vùng biển nước ngoài.
Thực hiện đợt cao điểm của Chính phủ 180 ngày hành động để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), BĐBP Nghệ An đã phối hợp với các địa phương ven biển và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình truyền thông về phòng, chống khai thác IUU cho các chủ tàu thuyền và ngư dân trên địa bàn.
Sáng 5/5, tại phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP Bình Định tổ chức truyền thông công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo năm 2023.
Năm 2022, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 1,03 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Nhưng qua trao đổi với các ngư dân khai thác cá ngừ của 4 tỉnh trọng điểm ở Nam Trung Bộ, tôi lại nhận được lời kêu than thua lỗ do sản lượng đánhbắt bị thụt giảm, giá cá bán thấp, thiếu lao động nghề biển… Những bất cập trên đang thực sự đe dọa đến sự tồn vong của nghề câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam.