Tuy vừa mới được thành lập (tháng 3/1976), lực lượng còn mỏng, trang bị còn thiếu, cơ sở vật chất doanh trại đồn, trạm còn sơ sài, nhưng từ năm 1977-1979, Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Đồng Tháp đã cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp chiến đấu, dũng cảm để bảo vệ nhân dân, bảo vệ biên giới. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc này, đơn vị có 41 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và hơn 100 đồng chí là thương binh, bệnh binh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau 9 năm kháng chiến chống Pháp, quân và dân ta đã giành thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (7/5/1954). Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo bước ngoặt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, đưa đến việc ký kết Hiệp định Genève và đánh dấu sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta (1945-1954). Tầm vóc của Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ XX, mà còn là chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Cùng với công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh vùng biển, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phụ trách, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Quỳnh Phương, BĐBP Nghệ An còn tích cực tuyên truyền, vận động và chung tay cùng với người dân địa phương tổ chức các hoạt động bảo vệ, gìn giữ môi trường biển…
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, hoạt động trong bối cảnh rất phức tạp, nhưng cán bộ, chiến sĩ của Trạm Biên phòng Lò Gò, Tây Ninh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí tự lực tự cường, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trong cuộc chiến tranh biên giới, đơn vị đã đứng vững trên vị trí tiền tiêu, kiên cường đánh trả địch, lập công xuất sắc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Thời gian qua, BĐBP đã triển khai nhiều giải pháp để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam liên quan đến việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) thông qua các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngư dân; tăng cường hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát người, tàu cá; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm Luật Thủy sản năm 2017... Tuy nhiên, BĐBP vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh BĐBP.
Sau thời gian tạm lắng, hành vi sử dụng tàu giã cào khai thác hải sản trái phép ở khu vực biển gần bờ của tỉnh Hà Tĩnh có chiều hướng gia tăng trở lại. Trước tình hình đó, BĐBP Hà Tĩnh và các cơ quan chức năng đang triển khai các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần tạo sinh kế bền vững cho ngư dân.
Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên - nơi linh thiêng miền biên ải, trong lòng mỗi người dân đất Việt lại trào dâng ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn bờ cõi quốc gia.
Nằm cuối dòng sông Thoa chảy ra cửa biển, làng Mỹ Á (phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quàng Ngãi) vẫn giữ được nếp sống của làng quê truyền thống với những ngôi nhà ba gian êm đềm dưới tán dừa đu đưa bóng mát. Những ngày này, tới Mỹ Á, có thể cảm nhận được hương Xuân đến từ vị mặn mòi của biển. Người dân ở đây bảo rằng, từ xa xưa cho đến tân ngày nay, biển khơi là nơi nuôi sống dân làng, giúp người dân xứ biển Mỹ Á đi qua thời gian khó, chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp.
Trong kho tàng võ thuật Việt Nam, có nhiều bài võ được mô phỏng theo cách tấn công, tránh né của loài mèo cực kỳ nhanh nhẹn. Đó là các bài “Linh miêu độc chiến”, “Độc miêu quyền”, “Bạch miêu đả thanh xà”, “Bạch miêu quyền”, “Hắc miêu sơn”, “Trường đoản miêu sơn”, “Miêu tẩy diện”… Năm 2023 là năm Quý Mão, những bài Miêu quyền gắn với tên tuổi các võ sư lại được nhắc đến.
Vẹn nguyên giá trị xuyên suốt 4 thập kỷ, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là một bước đi quan trọng để điều hành và duy trì trật tự đối với đại dương của Liên hợp quốc (LHQ). Trước thực trạng đại dương “kêu cứu”, thế giới cần tham vọng lớn hơn nêu cao tầm quan trọng về việc tiếp tục sử dụng UNCLOS là thiết chế thiết yếu để giải quyết những thách thức đối với tương lai của nhân loại.
Năm nay, các chuyên gia quân sự Liên Xô từng công tác ở Việt Nam lại bồi hồi, xúc động nhớ sự kiện 12 ngày đêm rực lửa “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” vào tháng 12/1972.
Cà Mau có vùng biển rộng khoảng 80.000km2, là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước. Với nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú đã cho sản lượng đánhbắt, khai thác đạt khoảng 300.000 tấn/năm, đem về nguồn thu rất lớn cho địa phương về kinh tế biển. Tuy nhiên, tình hình an ninh trật tự trên biển thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp, như tranh chấp ngư trường, hoạt động đánhbắt sai vùng tuyến, sử dụng kích điện gây hủy hoại nguồn lợi và tài nguyên khác trên biển. BĐBP Cà Mau đã và đang có nhiều nỗ lực ngăn chặn các hoạt động đánhbắttậndiệt, bảo vệ nguồn tài nguyên, lập lại trật tự trên biển.
“Chiến thắng Tây Bắc trở thành một sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, là niềm tự hào to lớn không chỉ của quân và dân các dân tộc Tây Bắc, mà còn của cả thế hệ chúng tôi - những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Tây Bắc 1952” - Đại tá Nguyễn Quốc Thịnh, nguyên sĩ quan tác huấn Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 trong Chiến dịch Tây Bắc, nguyên Phó Giám đốc Học viện Khoa học quân sự chia sẻ với chúng tôi nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Tây Bắc (1952-2022).
Thời gian qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Ninh Bình đã tích cực, chủ động phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC). Điều đó đã góp phần cùng cả hệ thống chính trị thực hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc tháo gỡ “thẻ vàng” của EC đối với thủy sản Việt Nam.
Khai thác thủy sản bằng các hình thức tậndiệt không chỉ phá hủy tính bền vững, đa dạng của môi trường biển, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của ngư dân. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt, một bộ phận ngư dân trên địa bàn huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận vẫn lén lút sử dụng các hình thức tậndiệt để khai thác thủy sản. Cùng với các lực lượng chức năng, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng (CKC) Phú Quý, BĐBP Bình Thuận đã và đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng ngư dân sử dụng các hình thức tậndiệt để khai thác thủy sản.