Sau thời gian tạm lắng, hành vi sử dụng tàu giãcào khai thác hải sản trái phép ở khu vực biển gần bờ của tỉnh Hà Tĩnh có chiều hướng gia tăng trở lại. Trước tình hình đó, BĐBP Hà Tĩnh và các cơ quan chức năng đang triển khai các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần tạo sinh kế bền vững cho ngư dân.
Phát huy truyền thống anh hùng của đơn vị, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cồn Cỏ, BĐBP Quảng Trị luôn đoàn kết, trên dưới một lòng, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên đảo tiền tiêu kiên cường bám biển, bám đảo để bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới thân yêu của Tổ quốc.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều dài bờ biển 126km. Trong những năm qua, khu vực ven biển của địa phương này còn xảy ra tình trạng tranh chấp ngư trường, trộm cắp ngư lưới cụ, đặc biệt là hoạt động đánhbắtgiãcào sai tuyến ngày càng tinh vi và manh động hơn. Trước thực trạng đó, Hải đội 2, BĐBP Thừa Thiên Huế đã nỗ lực vượt khó, tăng cường tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật trên biển nhằm bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh, trật tự, duy trì môi trường an toàn cho ngư dân lao động, sản xuất đúng pháp luật.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vẫn còn số lượng lớn phương tiện bè mảng của ngư dân khai thác hải sản gần bờ. Trong số đó, có một bộ phận ngư dân sử dụng hình thức đánhbắt theo kiểu tậndiệt. Chính quyền địa phương đang tìm các biện pháp chuyển đổi nghề cho ngư dân, nhưng gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại.
Cùng với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc, nhiều năm qua, Đồn Biên phòng Bến Đá, BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân trên địa bàn. Nhờ đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới biển do đơn vị phụ trách luôn được giữ vững, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Đồn Biên phòng Đức Minh, BĐBP Quảng Ngãi cho biết, đơn vị vừa phát hiện và ngăn chặn kịp thời vụ xô xát giữa ngư dân xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi với một số ngư dân tỉnh Bình Định hành nghề giãcào, khai thác hải sản trong vùng biển ven bờ, gây hư hỏng ngư lưới cụ của nhiều người.
Hoạt động đánhbắt sai tuyến, đặc biệt là sử dụng tàu giãcào công suất lớn đánhbắtthủy, hải sản theo kiểu “tậndiệt” trên vùng biển Cửa Đại (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) làm ảnh hưởng đến môi trường biển, thiệt hại về kinh tế và gây bức xúc trong nhân dân. Trước tình hình trên, Đồn Biên phòng Cửa Đại, BĐBP Quảng Nam đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm lập lại an ninh, trật tự trên vùng biển đơn vị quản lý.
Vì nguồn lợi trước mắt, một số bộ phận ngư dân trong và ngoài địa phương vẫn lén lút sử dụng các hình thức khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển ven bờ của tỉnh Nghệ An. Hành vi trên gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và sinh kế của ngư dân chân chính. Thời gian qua, BĐBP và các lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để đấu tranh, ngăn chặn hành vi khai thác thủy sản tậndiệt.
Với mục tiêu giữ gìn sự trù phú, tươi xanh của biển Lăng Cô, những năm qua, Đồn Biên phòng Lăng Cô, BĐBP Thừa Thiên Huế đã tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về giữ gìn đa dạng sinh học biển và đại dương. Cùng với công tác tuyên truyền cho người dân đánhbắtthủy sản đúng luồng, tuyến quy định và xử phạt nghiêm các hành vi khai thác thủy sản theo phương thức tậndiệt, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lăng Cô còn vận động nhân dân thả các loại động vật quý hiếm về biển.
Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau được xem là một trong những vị trí địa lý của vùng biển châu Á bị ảnh hưởng đầu tiên của biến đổi khí hậu. Mỗi đợt triều cường gần đây, Sông Đốc lại ngập thêm lên vài đốt lóng tay. Người ta nói phải chăng đất chật, người đông nên bờ biển Tây này cứ thấp dần xuống, lúc nào cũng mấp mé nước triều. Ta hãy một lần đến Sông Đốc, để biết thị trấn nhỏ có mật độ dân cư ken đặc này trải qua một ngày như thế nào.
“Ông Thơ sắm chiếc tàu dài 32m, công suất máy gần 1.000CV, mỗi lần ra biển phải sắm tổn ngót nghét 250 triệu, gần hai năm hạ thuỷ tàu đi biển, cứ gặp điệp khúc: Đủ - lỗ - đủ - lỗ. Lưới rách nhiều không có tiền gọi thợ tới vá, tôi thấy ông chủ Thơ cũng “rách” như lưới mành chụp của ông vậy”.
Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho lĩnh vực đánhbắt, nuôi trồng thủy sản. Ngoài tàu, thuyền của ngư dân địa phương, vùng biển của thành phố Móng Cái còn thu hút một số lượng lớn tàu, thuyền từ các nơi khác đến đánhbắt. Trong đó, có không ít phương tiện vì lợi nhuận trước mắt đã sử dụng những hình thức khai thác thủy sản theo lối tậndiệt. Trước thực trạng đó, chính quyền địa phương, đặc biệt là các đồn Biên phòng thuộc BĐBP Quảng Ninh đã tăng cường thực hiện các biện pháp để đấu tranh, ngăn chặn.
Các tàu cá sử dụng lưới giãcào để khai thác hải sải cách bờ chỉ khoảng 5-6 hải lý đã bị Đồn Biên phòng Lạch Kèn (BĐBP Hà Tĩnh) phát hiện, bắt giữ. Đơn vị đang hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Ngày 11-9, Bộ Chỉ huy BĐBP Bến Tre cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 phương tiện đánhbắtthủy, hải sản sai tuyến trên vùng biển của tỉnh Bến Tre 80 triệu đồng.
Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16-5-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có một điểm đáng chú ý đó là mức xử lý hành chính đối với tàu giãcào hoạt động sai tuyến lên đến 1 tỷ đồng. Ngư trường đang ngày càng nóng bỏng khi đoàn tàu giãcào “khủng” ở cửa biển Đại Cổ Lũy (thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) lâm cảnh nợ nần nên cố gắng “cào, vét” để kiếm sống qua ngày.