“Bảo vệ biên giới quốc gia là sự nghiệp “của dân, do dân, vì dân” - phương châm chỉ đạo đó tuy mới được đề cập trong Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia, nhưng đã được khẳng định trong suốt chiều dài lịch sử của dântộc và trở thành cội nguồn sức mạnh, yếu tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những năm qua, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Pha Long, BĐBP Lào Cai đã phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền xã Pha Long và Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) thực hiện tốt chủ trương giới thiệu đảng viên đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn, bản thuộc các xã biên giới. Qua đó, góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn biên giới.
“Nếu không có các bố, các chú ở đồn Biên phòng thì cháu mãi chỉ là cậu bé mồ côi ở Chí Sáng. Nhờ mọi người yêu thương, tạo điều kiện mà cháu đã được đi học, biết thêm nhiều điều. Cháu sẽ phấn đấu trở thành vận động viên của Đoàn Thể dục Thể thao BĐBP” - Những lời tâm sự ấy của Tẩn Láo Lở, con nuôi của Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ, BĐBP Lai Châu khiến nhiều người xúc động. Từ cậu bé mồ côi, Tẩn Láo Lở đã có một mái ấm và ước mơ của riêng mình…
Pò Hèn là nơi ghi dấu trận chiến đấu ác liệt trên toàn tuyến biên giới phía Bắc 42 năm trước và là nơi tưởng niệm 86 người con của đất nước đã anh dũng nằm xuống để giữ gìn cương vực lãnh thổ.
Là huyện biên giới của tỉnh Gia Lai, Ia Grai được đánh giá là địa phương giàu tiềm năng và rất đa dạng trong phát triển kinh tế nhờ có những lợi thế lớn về sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp, nhất là nguồn năng lượng. Trong giai đoạn 2020-2025, huyện Ia Grai tiếp tục quan tâm đến khai thác tiềm năng lợi thế của vùng đất trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, chiều sâu về văn hóa để tạo ra những sản phẩm du lịch giá trị, kích cầu phát triển kinh tế - xã hội...
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước của dântộc ta đã ghi danh rất nhiều vị danh tướng tuổi Sửu. Với tài thao lược, trí tuệ hơn người, họ đã lãnh đạo quân - dân, đánh đuổi quân xâm lược, lập nước, giữ vững độc lập của dântộc Việt Nam.
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, cùng với các nghi lễ thì trò chơi dân gian luôn là hoạt động không thể thiếu và là nét đẹp văn hóa tinh thần trong những ngày lễ hội của đồng bào các dântộc thiểu số.
Hình ảnh con trâu đã đi vào tâm thức người Việt từ xa xưa và ngày càng sâu đậm trên nhiều bình diện, nhất là trong phong tục và các lễ thức của hội làng. Tết đến, người ăn uống no đủ thì trâu cũng được ăn Tết, hưởng lộc với ý nghĩa người hàm ơn và cầu cho trâu khỏe mạnh, con người có đời sống ấm no, hạnh phúc.
Đỉnh núi Sơn Bạc Mây cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, quanh năm mây bay là là như những chiếc khăn voan trắng trên đầu thiếu nữ. Từ đỉnh núi có vài nguồn nước chảy xuống vấp các sườn đá tạo thành các dòng thác cất tiếng uôm vang. Trên sườn núi ấy có một bản Mông được ngàn tán lá xanh bao phủ, hoa nở bốn mùa. Người ở bản xúng xính áo thêu, tươi tắn, sạch sẽ. Bản ấy là Sin Suối Hồ ở xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Điểm cực Bắc của Tổ quốc là cột cờ Lũng Cú được dựng trên đỉnh Long Sơn, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Mảnh đất với những cung đường đèo uốn lượn, những ngôi nhà trình tường cổ kính đặc trưng trên nền đá tai mèo, điểm xuyết là sắc màu rực rỡ của váy áo thổ cẩm của những chàng trai, cô gái xuống chợ phiên ngày Tết…
“Đồn đang xây dựng lại, công trình bừa bộn lắm, chú thông cảm, vài tháng nữa đâu sẽ vào đấy ngay. Nghỉ ngơi chút đi chiều anh Tươi về gặp chú, anh ấy đang trực ở trạm liên ngành phòng, chống dịch Covid-19 đóng trong bản Ho, cách đồn 9km. Gặp anh Tươi là đúng người đúng việc như yêu cầu của chú đấy” - Trung tá Vi Văn Lý, Chính trị viên Đồn Biên phòng Hiền Kiệt, BĐBP Thanh Hóa thông báo kèm theo nụ cười tươi rói.
Cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước, đặc biệt là nhân dân vùng biên giới, hải đảo đang hướng về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với niềm tin tưởng tuyệt đối. Tất cả đều mong mỏi, kỳ vọng đại hội sẽ đưa ra những định hướng, quyết sách đúng đắn, tạo bước đột phá cho sự phát triển của đất nước trong nhiệm kỳ tới.
Cứ mỗi dịp xuân đến, “Tết Mông xuống phố” lại được Câu lạc bộ sinh viên Mông tình nguyện tại Hà Nội tổ chức. Sự kiện đã trở thành nét văn hóa hàng năm của cộng đồng người Mông tại Hà Nội. Với chủ đề “Nhạc cụ-dân ca của người Mông”, “Tết Mông xuống phố năm 2021” đã mang đến cho cộng đồng người Mông nhiều nét mới, đặc sắc, để các bạn trẻ được trải nghiệm, thực hành văn hóa của dântộc mình giữa Thủ đô “ngàn năm văn hiến”.
Vào trung tuần tháng 3-2020, Đồn Biên phòng Xín Cái, BĐBP Hà Giang tiếp nhận đơn tố giác của chị Sùng Thị Ch dântộcMông, trú tại tỉnh Điện Biên về việc chị bị 2 đối tượng lừa bán sang Trung Quốc. Qua thông tin nạn nhân cung cấp, các trinh sát của Đồn Biên phòng Xín Cái đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ, điều tra cơ bản, sàng lọc đối tượng và phát hiện được những đối tượng nghi vấn liên quan đến đường dây đưa bán chị Sùng Thị Ch sang Trung Quốc. Sau khi củng cố hồ sơ, xác định đối tượng, Đồn Biên phòng Xín Cái đề xuất với Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Giang xác lập Chuyên án HG420 để đấu tranh làm rõ.