Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dântộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 sau gần 2 năm chính thức đi vào thực hiện tại thực tiễn địa phương đã đạt được những thành quả bước đầu. Tuy nhiên, do đây là một CTMTQG mới nên chưa có sự kế thừa kinh nghiệm triển khai. Chương trình lại được thực hiện tại địa bàn rộng lớn, có địa hình đồi núi phức tạp, chia cắt, xa các trung tâm lớn; thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Các hộ nghèo, cận nghèo sinh sống chủ yếu ở vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, điều kiện sản xuất không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, không đồng đều... cùng một số nguyên nhân khách quan, chủ quan khác đã dẫn đến quá trình đưa Chương trình vào thực tiễn cuộc sống còn gặp khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải tiếp tục tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để gỡ khó trong tổ chức thực hiện.
Du khách sẽ có cơ hội khám phá những nét văn hóa đầu xuân mới qua văn hóa đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán của các dântộc thiểu số Việt Nam qua chương trình “Chợ phiên - Chào năm mới 2024” diễn ra từ ngày 30/12/2023 đến 1/1/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dântộc Việt Nam.
Chính ủy Nguyễn Quang Việt (tên khai sinh Nguyễn Ngọ, bí danh là Hùng, Phong, Ba Nam), là một vị tiền bối cách mạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Chính ủy kiêm Tư lệnh phó Công an nhân dân vũ trang. Ông sinh năm 1917, trong một gia đình nông dân nghèo tại thôn Thượng Hòa, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Được thành lập từ năm 2014, bản Huổi Khon 2, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có 47 hộ. Để đồng bào luôn thực hiện tốt chính sách pháp luật của Nhà nước, giữ vững an ninh trật tự có vai trò không nhỏ của anh Thào A Da, người có uy tín của bản. Trong những năm qua, anh đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con sống tốt đời đẹp đạo.
Thực hiện khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dântộc là anh em ruột thịt”, trong những năm qua, BĐBP Cao Bằng đã thực hiện tốt chính sách dântộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dântộc, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Cùng với đó, tuyên truyền, vận động và chung tay giúp đỡ nhân dân các dântộc phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới.
Với lời ca sâu sắc, giai điệu hùng tráng, ca khúc “Thành phố của trùng khơi” của Đại tá, nhạc sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Tuấn Anh, Đoàn trưởng Đoàn Văn công BĐBP (lời thơ: Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh, Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh BĐBP) đã được trao giải A tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt II - năm 2023, được tổ chức ở thành phố Hà Giang. Bài hát mang nỗi niềm của những người chiến sĩ quân hàm xanh về khát vọng về một thành phố giữa trùng khơi: “Phía mặt trời lên một tiền đồn sừng sững, một thành phố nổi khởi sáng giữa trùng khơi/ Trầm tích ngàn năm san hô thành đảo, khát vọng bao đời hóa vận hội hôm nay...”.
Theo Báo cáo số 269/BC-BDT, ngày 2/11/2023 của Ban Dântộc tỉnh Lào Cai về Kết quả thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021-2025 và Tiểu dự án 9.2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dântộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN)” thuộc Dự án 9 của Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, từ năm 2021 đến tháng 9/2023, trên địa bàn tỉnh ghi nhận một số kết quả tích cực, đó là không có trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Các địa phương đã tuyên truyền, vận động được 554 người từ bỏ tảo hôn.Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn còn 453 người tảo hôn, chiếm 4,2% số người DTTS kết hôn. Tảo hôn xảy ra ở tất cả 9/9 huyện, thị xã, thành phố.
Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang luôn xác định công tác dạy nghề cho đồng bào dântộc thiểu số (DTTS) góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Từ chủ trương đó, các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề cho đồng bào DTTS.
Ngày 28/11, tại xóm Nà Dường, thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Bảo Lạc phối hợp với UBND thị trấn Bảo Lạc tổ chức Lễ ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng và truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà.
Để hạn chế tới mức thấp nhất, tiến tới xóa bỏ tình trạng người dân sử dụng súng tự chế trái quy định, cán bộ Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ, BĐBP Lai Châu đã phối hợp với Công an, Quân sự xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu tới từng thôn, bản vận động nhân dân tự nguyện giao nộp vũ khí, vật liệu nổ. Trong 3 năm qua, với sự tham gia tích cực của các già làng, trưởng bản, người có uy tín và sự đồng thuận của người dân, công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ của xã Bản Lang đã đạt được những kết quả hết sức tích cực.
Từ đầu năm 2023 đến nay, 199 người có uy tín trong huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) đã phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; chủ động phối hợp với lực lượng Công an, BĐBP duy trì hoạt động 49 mô hình phòng, chống tội phạm ở trên 18 xã, thị trấn, 199 tổ an ninh tự quản với 1.260 thành viên và 20 “Tổ tự quản bảo vệ đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự thôn, bản” tại 3 xã biên giới trực tiếp vận động nhân dân tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Là xã vùng cao nằm cách trung tâm huyện 43km, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế, xã hội chậm phát triển. Những năm gần đây, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dântộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Co Mạ đã khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa kỹ thuật vào sản xuất. Do đó, bộ mặt nông thôn của xã vùng cao đã dần đổi thay, đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao.
Thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dântộc trong tình hình mới; triển khai Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dântộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Tỉnh ủy Lai Châu đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/2/2021 về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dântộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân và thu hút ngày càng nhiều du khách đến với địa phương.
Ông Lầu Minh Pó, sinh năm 1961, người dântộcMông, ở bản Pù Toong, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, luôn gương mẫu trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, xóa bỏ hủ tục lạc hậu. Chính vì vậy, trong những năm qua, ông được nhân dân trên địa bàn tin tưởng, tín nhiệm và bầu là người có uy tín của bản.
Năm nào cũng vậy, cứ từ tháng 10 trở đi, bà con vùng cao Mường Khương thu hoạch xong vụ lúa mùa, lại tất bật vào vụ thu hái quýt - một trong những đặc sản ở vùng đất biên cương của tỉnh Lào Cai.