Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ tư, 07/06/2023 05:21 GMT+7

Từ khóa: "dân tộc M’Nông"

Phủ xanh vùng đất một thời bom đạn

“Phủ xanh” vùng đất một thời bom đạn

Trong kháng chiến, chính quyền, nhân dân các dân tộc xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đồng lòng theo Đảng làm cách mạng, trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau khi thống nhất đất nước, đồng bào các dân tộc nơi đây đồng lòng cùng chính quyền tập trung phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng Nâm Nung ngày càng giàu đẹp. Những rẫy cà phê, tiêu, cao su và các loại cây ăn quả đã phủ xanh mảnh đất một thời bom đạn.

Lớp học gắn kết tình quân dân

Lớp học gắn kết tình quân dân

 Sau hơn 3 tháng miệt mài học tập, nghiên cứu tiếng dân tộc thiểu số, giờ đây, những cán bộ, chiến sĩ của BĐBP Đắk Lắk đã thuần thục kỹ năng nghe, nói với tiếng dân tộc Ê Đê, giúp cho tình quân dân nơi biên giới ngày càng gần gũi, thắm thiết hơn.

Đưa cồng chiêng vào trường học để bảo tồn văn hóa truyền thống

Đưa cồng chiêng vào trường học để bảo tồn văn hóa truyền thống

Đẩy mạnh việc bảo tồn văn hóa truyền thống, những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã dạy cồng chiêng cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS). Cách làm này đã mang lại hiệu quả tích cực, khơi dậy và lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng.

Chuyến lưu diễn đáng nhớ

Chuyến lưu diễn đáng nhớ

Đối với các nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn Văn công BĐBP, đi đến mọi miền biên cương của Tổ quốc biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên trong suốt chặng đường 64 năm qua của đơn vị. Trong mỗi chuyến lưu diễn đã để lại trong những nghệ sĩ, diễn viên nhiều tình cảm và kỷ niệm đẹp. Trong chuyến lưu diễn 15 ngày vừa qua tại các tỉnh biên giới Tây Nguyên, Đoàn Văn công BĐBP đã có chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở khu vực biên giới.

Nhớ cánh hoa Pơ lang

Nhớ cánh hoa Pơ lang

“Quê hương là gì hở mẹ/ Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”. Quê tôi mùa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất vẫn là những ngày tháng Ba. Tháng Ba về, lòng tôi nao nao nhớ quê, nhớ những cánh hoa Pơ lang mộc mạc, dung dị đang nở thắm tươi giữa đất trời Tây Nguyên hùng vĩ.

Có một vùng biên đất thuận, người an

Có một vùng biên “đất thuận, người an”

Nằm dưới chân núi lửa Nâm Gleh R’luh trong Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, xã biên giới Thuận An, huyện Đắk Mil là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh và ổn định nhất của tỉnh Đắk Nông. Trên nền đất đỏ bazan màu mỡ là bạt ngàn những cánh rừng cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả quanh năm tươi tốt. Cùng với đó là vị trí đắc địa, kết nối “thủ phủ cà phê” Ban Mê với thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ, cũng như giao thương giữa vùng Nam Tây Nguyên với Đông Bắc Campuchia đã mang đến cho Thuận An rất nhiều lợi thế phát triển. “Đất đã thuận mà người lại an”- tương lai tươi sáng đang đón đợi Thuận An ở phía trước…

Nhiều giải pháp tạo đà cho sự phát triển

Nhiều giải pháp tạo đà cho sự phát triển

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chương trình ưu tiên hướng đến phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS), tiêu biểu như các chính sách trong Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và hiện nay là Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình này là lồng ghép giới, hướng đến xóa bỏ bất bình đẳng giới giữa các nhóm dân tộc.

An cư lạc nghiệp ở vùng biên Đắk Lắk

“An cư lạc nghiệp” ở vùng biên Đắk Lắk

Khu vực biên giới Đắk Lắk gồm 4 xã thuộc hai huyện Ea Súp và Buôn Đôn, có 25 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó chỉ có 4 dân tộc thiểu số tại chỗ (Ê Đê, M’Nông, Gia Rai, Lào). Cùng với các ban, ngành địa phương, Bộ chỉ huy BĐBP Đắk Lắk đã triển khai nhiều mô hình, việc làm thiết thực, hiệu quả giúp đồng bào dân tộc thiểu số “an cư lạc nghiệp” phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Bảo tồn chữ viết dân tộc thiểu số: Cần những giải pháp đồng bộ, dài hơi

Bảo tồn chữ viết dân tộc thiểu số: Cần những giải pháp đồng bộ, dài hơi

Việt Nam hiện có 54 dân tộc anh em, trong đó, khoảng 30 dân tộc thiểu số (DTTS) có chữ viết, tiêu biểu như: Tày, Thái, Hoa, Khmer, Nùng, Mông, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Chăm, M’Nông... Tuy nhiên, xu hướng hội nhập văn hóa đã làm suy giảm ngôn ngữ “mẹ đẻ” của nhiều DTTS. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các DTTS là một trong những giải pháp cấp thiết trước mắt và lâu dài để giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Chuyển biến tích cực về bình đẳng giới tại xã vùng biên Krông Na

Chuyển biến tích cực về bình đẳng giới tại xã vùng biên Krông Na

Krông Na là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Toàn xã có 1.660 hộ/6.053 khẩu với 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 78,21%. Trong những năm qua, công tác bình đẳng giới trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, từ những chi bộ không có đảng viên nữ, hay tỷ lệ nữ giới tham gia các cấp ủy, hệ thống chính trị xã hội rất thấp thì nay, tỷ lệ nữ giới tham gia trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng tăng.

Bản sắc văn hóa trong văn học nghệ thuật Tây Nguyên

Bản sắc văn hóa trong văn học nghệ thuật Tây Nguyên

Tây Nguyên vốn là vùng đất có nền văn hóa truyền thống đặc sắc lại thêm quá trình di cư từ khắp mọi miền đất nước mà nền văn hóa tại đây ngày càng trở nên sinh động, đa dạng và phong phú. Sáng tạo văn học nghệ thuật trong đa dạng văn hóa các dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên là nhiệm vụ lớn lao và vô cùng quan trọng trong mọi giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong tình hình hiện nay.

Học ngoại ngữ và tiếng dân tộc để bảo vệ vững chắc biên cương

Học ngoại ngữ và tiếng dân tộc để bảo vệ vững chắc biên cương

Với những người lính Biên phòng, việc học tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) cũng như học ngoại ngữ không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là nhu cầu tự thân. Bởi có hiểu tiếng của đồng bào mới có thể làm tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững mạnh; biết được tiếng nước láng giềng mới làm tốt công tác đối ngoại biên phòng, góp phần quản lý, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia từ sớm, từ xa.

Củng cố tiềm lực vững mạnh trên vùng biên giới Nam Tây Nguyên

Củng cố tiềm lực vững mạnh trên vùng biên giới Nam Tây Nguyên

Nằm ở Nam Tây Nguyên, tỉnh Đắk Nông có đường biên giới dài 141,045km, tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia). Khu vực biên giới của tỉnh hiện có 7 xã thuộc 4 huyện là Đắk Mil, Đắk Song, Cư Jút và Tuy Đức, với tổng dân số khoảng 73 ngàn người, thuộc 30 dân tộc anh em sinh sống. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chăm lo sâu sắc của Đảng và Nhà nước, đời sống của người dân vùng biên giới không ngừng được cải thiện nâng cao, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng bài bản, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố tiềm lực quốc phòng - an ninh vững mạnh, đáp ứng tốt mọi yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới...

Nỗ lực để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau

Nỗ lực để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chương trình ưu tiên hướng đến phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS), tiêu biểu như các chính sách trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và hiện nay là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình này là lồng ghép giới, hướng đến xóa bỏ bất bình đẳng giới giữa các nhóm dân tộc.

Bảo tồn và phát huy văn hóa sử thi Tây Nguyên (kỳ 3)

Bảo tồn và phát huy văn hóa sử thi Tây Nguyên (kỳ 3)

Khó có thể bảo tồn được sử thi bởi đó là truyền khẩu không chỉ bằng văn vần mà còn bằng hình thức hát kể. Để sử thi mãi trường tồn, chỉ còn cách duy nhất là gìn giữ bằng việc sưu tầm và tạo điều kiện để những nghệ nhân trình diễn, truyền dạy.

ZALO