Chiều 26/9, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Thượng tướng Thongloi Silivong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Lào đồng chủ trì Lễ trao tặng Huân chương Lao động và Huân chương Anh dũng của Đảng - Chính phủ và Bằng khen của Bộ Quốc phòng Lào cho tập thể và cá nhân của QĐND Việt Nam.
Y tế cơ sở có tầm quan trọng, được ví như “tuyến phòng vệ đầu tiên” trong hệ thống các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân. Trong đó, đội ngũ cán bộ y tế tại cơ sở đóng vai trò nòng cốt, đắc lực, tận tâm trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Vượt qua mọi khó khăn, không chỉ khám chữa bệnh, mà họ còn tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, thái độ, hành vi bảo vệ sức khỏe trong cộng đồng các dântộc thiểu số. Bác sĩ đa khoa Ngô Gia Tự là một điển hình như vậy.
Nói đến Lai Châu là nói đến bản sắc của 20 dântộc, trong đó có những tộc người chỉ Lai Châu mới có như: La Hủ, Lự... Vì vậy, cùng với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa ngay tại cộng đồng, bảo tồn gắn với quảng bá, phát triển du lịch... thì bảo tồn thông qua các tác phẩm nghệ thuật là cách làm hiệu quả góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Lai Châu trong hội nhập phát triển.
Tiết kiệm phụ cấp gửi về cho gia đình không phải là hiếm, nhưng trở thành phong trào thi đua với 100% chiến sĩ tham gia là điều chúng tôi ghi nhận ở Đồn Biên phòng Lò Gò, BĐBP Tây Ninh. Số tiền tiết kiệm từ phụ cấp tuy ít ỏi, nhưng là những yêu thương đong đầy của những người lính trẻ gửi về hậu phương.
Yêu và sáng tác thơ từ khá sớm, nhà thơ Muồng Hoàng Yến (dântộc Tày, giáo viên Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) đã xuất bản tập thơ “Núi mặc áo bông” (Nhà xuất bản Văn hóa dântộc, năm 2018) và giành được Giải B (không có giải A) trong Cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài “Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2018 - 2020. Với chị, thơ ca chính là phương tiện để thể hiện nỗi lòng, tình yêu và trách nhiệm của một người con dântộc Tày với quê hương bản quán.
Sau 4,5 tháng, 180 chiến sĩ mới (thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Đà Nẵng, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình) đã hoàn thành nội dung huấn luyện tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, BĐBP Quảng Bình và tự tin, sẵn sàng về đơn vị mới. Trên mỗi gương mặt, trong mỗi lời nói, hành động, ai cũng thể hiện sự háo hức và đầy quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng là người lính làm nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dântộc trên địa bàn, Lai Châu đã có nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ, hiệu quả như: bảo tồn văn hóa vật thể, phi vật thể; bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch... Và một trong những giải pháp chiến lược, thiết thực, hiệu quả thời gian qua, đó chính là “Bảo tồn văn hóa từ những mầm xanh”.
Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm kiếm cơ hội nơi phố thị, chàng trai Cơ Tu mang theo kiến thức đã học trở về nơi mình sinh ra để khởi nghiệp. Gần 3 năm trong vai trò Bí thư Đoàn xã Ga Ry (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam), Riáh Dung đã để lại nhiều dấu ấn trong việc vận động bà con mở đường giao thông, xây dựng cuộc sống mới ở vùng tái định cư và phát triển kinh tế từ cây cam bản địa.
Đóng quân nơi địa đầu Tổ quốc với nhiều khó khăn vất vả, Thiếu tá Vừ Mí Chứ, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Đồng Văn, BĐBP Hà Giang luôn kiên trì, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong công tác giáo dục chính trị (GDCT), Thiếu tá Vừ Mí Chứ luôn tìm tòi cách làm hay, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Trong phòng làm việc của mình, những hòn đá, bức tượng mộc mạc, thô nhám được nhà văn Trần Hữu Tòng coi là những tài sản quý, bởi chúng là kỷ vật do bạn bè, đồng đội tặng được ông mang về từ biên giới. Ở cái tuổi xưa nay hiếm của đời người, ông vẫn miệt mài sáng tác. Nếu biên giới thăm thẳm xa là nguồn cảm hứng cho văn ông thì gia đình chính là dòng suối êm đềm nuôi dưỡng cho nguồn cảm hứng ấy trở thành tác phẩm.
Sau hơn 1 tháng chuẩn bị, vừa qua, tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, BĐBP Lai Châu đã sôi nổi diễn ra Hội thi “Tài năng binh nhì”. Đây là cuộc thi đầu tiên được tổ chức trong BĐBP Lai Châu dành cho các chiến sĩ mới.
Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trịnh Tường, BĐBP Lào Cai đã vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp trong công tác vận động quần chúng, đặc biệt chú trọng làm “Dân vận khéo” thông qua những việc làm thiết thực, giúp dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới… Qua đó, củng cố niềm tin của đồng bào, gắn kết tình đoàn kết quân - dân, góp sức cùng cấp ủy, chính quyền địa phương bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc.
Chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), các đơn vị Biên phòng và địa phương khu vực biên giới đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong những ngày tháng Năm lịch sử này.
Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 4/5 Công ước về văn hóa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) liên quan trực tiếp đến lĩnh vực di sản văn hóa. Các hoạt động thực tiễn đã chứng minh Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc thực hiện các cam kết về bảo vệ di sản văn hóa.
Sau đại dịch Covid-19, du lịch Lai Châu đã có bước phục hồi mạnh mẽ, lượng khách đến Lai Châu năm 2022 tăng trên 103% so với năm 2021; doanh thu tăng khoảng 132%. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và đồng bào dântộc trên địa bàn, tạo hình ảnh mới về Lai Châu trên bản đồ du lịch Việt Nam.