Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022. Nhằm sớm đưa Luật BPVN đi sâu vào cuộc sống, thời gian qua, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Chi Ma, BĐBP Lạng Sơn đã tích cực phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Thu Lũm là xã vùng sâu, vùng xa, biên giới của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Sau rất nhiều nỗ lực, cố gắng, địa phương này đã trở thành xã biên giới đầu tiên của huyện Mường Tè được UBND tỉnh Lai Châu công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Vượt qua những khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, Thu Lũm đang phấn đấu duy trì, tiến tới xây dựng NTM ở mức cao hơn.
Năm 2012, trong quá trình làm phim về Cột cờ Lũng Cú, tôi vỡ òa cảm xúc khi biết, kể từ đầu kỷ nguyên trước, Thái úy Lý Thường Kiệt đã dựng một cây Sa mộc làm cột cờ và truyền cho đồng bào cực Bắc một khẩu trống đồng để báo động khi biên cương có giặc. Trải qua ngàn năm, trên đỉnh núi Rồng vẫn luôn có một cây Sa mộc lớn cho đến khi được thay thế bằng cột cờ lớn hiện nay.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho trẻ em tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt. Người là tấm gương sáng về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Học Bác ở tình yêu thương đối với trẻ em, Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập, BĐBP Sơn La đã triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, chương trình hướng về các em học sinh ở khu vực biên giới, trong đó có mô hình “Ươm mầm xanh biên giới-vững bước tới tương lai”.
Có một địa danh lịch sử đã trở thành một địa chỉ văn hóa, một di tích truyền thống cách mạng, một điểm hẹn của lòng tự hào muôn người con đất Việt gửi gắm bao niềm tin yêu, đó là bến Nhà Rồng - nơi Bác Hồ kính yêu ra đi tìm đường cứu nước cách đây 111 năm. Đó cũng chính là “địa chỉ đỏ” đón chào hàng chục ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về Bác và lịch sử dântộc Việt Nam.
“Đối với chúng mình, Chie - dù pù dù pà ơi là một cái tên mang rất nhiều tình cảm, mỗi lần nghe bà con nói “Pù pà ơi!” (Rừng núi ơi!) là một lần thương mến. Ở Chie, món gì cũng mộc mạc, đơn sơ, đều “dù pù dù pà - ở rừng, ở núi về” - chị Trương Thị Thu Thủy giãi bày.
Trong những năm vừa qua, không chỉ gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dântộc, với thế mạnh là tỉnh biên giới có đông đồng bào dântộc thiểu số với phong phú các lễ hội, phong tục, nghi lễ độc đáo khác nhau, nhiều địa phương trong tỉnh Lào Cai đã biết tận dụng và phát huy lợi thế để thực hiện lợi ích kép, biến di sản thành tài sản…
Tháp Nhạn tọa lạc tại phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; người Ê Đê và Gia Rai gọi là tháp Kơ H’Meng, người Kinh gọi là tháp Chàm, còn người Chăm gọi là đền Kalan. Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII, là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa.
Tận dụng lợi thế về khí hậu, tiềm năng thổ nhưỡng, những năm qua, người dân xã Ea Tar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị nông sản, giúp người dân từng bước vươn lên làm giàu.
Embera (còn được biết đến với tên gọi Choco hoặc Katío Indians) là một bộ tộc bản địa với dân số khoảng 50.000 người sống ở phía Tây Colombia và 33.000 người sống tại Panama. Trước đây, người Embera định cư phân tán dọc theo các hệ thống sông của Panama và Colombia. Kể từ những năm 1960, phần lớn dân số Embera đã chuyển đến các cộng đồng định cư và các khu đô thị.
BĐBP đóng quân phân tán ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo trong điều kiện khó khăn, gian khổ, xa sự chỉ huy, chỉ đạo, luôn chịu sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường, lại thường xuyên trực diện đấu tranh với các phần tử xấu, phản động và các đối tượng tội phạm. Trong điều kiện đó, việc nâng cao bản lính chính trị cho cán bộ, đảng viên là yêu cầu hàng đầu để đảm bảo BĐBP vững vàng vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Chư Tan Kra từng là một cao điểm chiến đấu trong năm 1968, nơi ấy có những người lính quê ở Hà Nội đã chiến đấu cùng đồng bào và ngã xuống. Qua hơn nửa thế kỷ, chiến địa năm xưa đã thay đổi nhiều, từ vùng núi hoang sơ, bốn mùa mây mờ che phủ, bây giờ, Chư Tan Kra và cả xã Ya Xiêr đã trở thành vùng đất đầy sức sống.
Chào mừng kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022), ngày 19-5, Đồn Biên phòng Hải Hòa (BĐBP Quảng Ninh) tổ chức sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu thân thế, sự nghiệp và tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại tá Nguyễn Thanh Hải, Chính ủy BĐBP Quảng Ninh dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi sinh hoạt.
Về quê Bác tháng 5, đúng vào dịp mùa hoa sen nở rộ. Một làn hương dịu nhẹ, thật quyến rũ, mơ màng xua đi cái oi bức, ngột ngạt của miền quê gió Lào khắc nghiệt.
Nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng SEA Games 31, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh vinh dự khi được Ban Tổ chức SEA Games 31 lựa chọn làm địa điểm tổ chức trình diễn bay khinh khí cầu với chủ đề “Cuộc dạo chơi của Sao la - Kỳ lân châu Á”. Đây cũng là cơ hội để huyện Vũ Quang quảng bá hình ảnh đến với du khách trong nước và bạn bè quốc tế, góp phần xây dựng Vũ Quang thành điểm đến an toàn, hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào phát triển du lịch.