Lần nào có dịp về huyện vùng cao Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam), tôi cũng tranh thủ thời gian để đi về các thôn của người dântộcCor dọc theo dòng con sông Kót thuộc xã Trà Kót. Tôi luôn ấn tượng với một loại nhạc cụ nhỏ như chiếc đũa ăn cơm, nhưng âm thanh của nó rung lên rất đặc trưng, làm say đắm lòng người được bà con gọi là Amáp. Giữa rừng núi thâm u của đại ngàn Trường Sơn, mỗi lần nghe Amáp, âm thanh đó cứ thôi thúc tôi suốt cuộc hành trình dài trong những lần điền dã...
Đến thôn 1, xã Trà Kót (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) hỏi đến ông Phạm Lâm, bà con dântộcCor nơi đây luôn ngợi khen ông là người có uy tín, có nếp sống giản dị, hòa đồng và thân thiện với mọi người. Đặc biệt, nhằm gìn giữ và phát triển nghề đan lát truyền thống của dântộc mình, ông Lâm đã làm ra các sản phẩm như gùi, rổ, rá… để bán, trao đổi với bà con trong vùng. Nhờ vậy, đã giúp cho ông có thêm nguồn thu nhập và góp phần “truyền lửa” cho thế hệ trẻ trong thôn gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dântộc.
Cán bộ văn-xã là một trong 7 chức danh chuyên môn nghiệp vụ được “cơ cấu cứng” trong bộ máy cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, tại một số địa phương miền núi hiện nay vẫn còn tồn tại thực trạng người không có chuyên môn nghiệp vụ văn hóa phải kiêm nhiệm thêm công tác văn hóa. Một số nơi bố trí cán bộ văn hóa nhưng chỉ theo diện hợp đồng với mức phụ cấp thấp. Chính sự đánh giá chưa đúng vai trò của đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở là một trong những nguyên nhân dẫn tới công tác văn hóa-xã hội ở cơ sở bị trì trệ, hiệu quả thấp.
Ở vùng cao thôn 1, xã vùng cao Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, ai cũng biết già Trần Văn Trân, 80 tuổi, dântộcCor, người luôn ngày đêm nỗ lực gìn giữ, bảo tồn, từ đó, góp phần làm hồi sinh nền văn hóa truyền thống của đồng bào Cor trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Chúng tôi đến thôn 1, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam vào một ngày sau Tết Nhâm Dần 2022. Chiều về, dọc hai bên con đường dẫn về xã và ở những khoảnh sân nhà, đồng bào dântộcCor vùng cao nơi đây lại tất bật với công việc phơi cây đót tràn ngập hương hoa. Cây đót, “lộc của rừng” đã và đang đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng cao Trà Kót.
Quảng Nam là địa phương có đông đồng bào dântộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Trước đây, do nhiều nguyên nhân, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống diễn ra khá nhiều. Tuy nhiên, trong 5 năm gần đây, với sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, tình trạng trên đã có sự chuyển biến tích cực.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2016-2020, tỉ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% năm 2020, trung bình giảm 1,43%/năm. Tỉ lệ hộ nghèo dântộc thiểu số giảm 4%/năm. Có hơn 8 triệu người thoát nghèo, cận nghèo. Chương trình không chỉ giúp giảm tỉ lệ nghèo, mà còn tạo động lực để nhiều địa phương vươn lên, hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM).
Từ lâu, các xã Trà Giác, Trà Nú và Trà Kót, thuộc huyện vùng cao Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) là địa bàn sinh sống của đồng bào dântộcCor. Cùng với các loại hình văn hóa truyền thống, thì nghề đan lát của đồng bào Cor làm từ cây tre, lồ ô, mây đã tạo nên những sản phẩm đan lát tinh tế và bền chắc, trong đó có đan xui phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vận chuyển cho bà con trong vùng. Đến nay, nghề đan xui vẫn còn được người Cor nơi đây gìn giữ, tạo nên những nét văn hóa đặc sắc riêng biệt trong cộng đồng.
Đối với đồng bào các dântộc ở miền núi Quảng Nam, lịch cổ truyền thường chỉ có 10 tháng. Đó chính là lịch tiết của mùa vụ theo kinh nghiệm lao động nông nghiệp nương rẫy. Tháng cuối cùng là tháng kết thúc một chu kỳ sản xuất nương rẫy, từ lúc đó cho tới khi phát lại rẫy để chuẩn bị cho một mùa rẫy mới là thời gian nghỉ ngơi, tổ chức các lễ hội như lễ mừng lúa mới, lễ cúng máng nước, lễ mừng Gươl mới, lễ hội đâm trâu và đặc biệt là lễ Tết đầu năm mới... Đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để kể chuyện - nghe kể chuyện của đồng bào các dântộc miền núi Quảng Nam...
Theo chân anh Trần Văn Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Kót, chúng tôi ghé thăm ông Lê Xuân Diệu (71 tuổi), dântộcCor ở thôn 1, xã Trà Cót khi ông đang cắt đo những thanh tre để chế tác nhạc cụ. Bỏ dở công việc làm đàn, ông tiếp chuyện chúng tôi.
Vượt quãng đường gần 73km từ thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi về thăm thôn 1, nằm bên bờ Bắc của dòng sông Kót, thuộc xã Trà Kót, một xã vùng sâu thuộc huyện Bắc Trà My để tìm hiểu những cống hiến của nghệ dândântộcCor nơi đây trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dântộc.
Miền núi Quảng Nam là nơi sinh sống lâu đời của các dântộc anh em như Cơ Tu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Cor... Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, các tộc người nơi đây đã sáng tạo và bảo lưu những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú và độc đáo.
Trong một chuyến công tác về xã miền núi Trà Kót của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đúng vào dịp người dân trong làng đang tất bật chuẩn bị cho lễ hội cầu mưa, chúng tôi may mắn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp xuân thì, sự dịu dàng, uyển chuyển của những thiếu nữ Cor trong trang phục truyền thống.
Làng đúc đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) nổi tiếng là nơi chế tác ra rất nhiều cồng chiêng cho đồng bào dântộc ở vùng cao. Chúng tôi gặp ông Dương Quốc Thuần, một nghệ nhân lâu năm của làng đúc đồng Phước Kiều, được ông kể cho nghe câu chuyện về nghề, âm vọng của những chiếc cồng chiêng vốn là linh hồn của người vùng cao. Rồi ông nói về những chiếc cồng chiêng người vùng cao đã mua hớ giá vì người bán dạo nói trong cồng chiêng có pha vàng.
Các dântộc thiểu số ở Việt Nam có rất nhiều món ăn truyền thống độc đáo. Đó là nét văn hóa tự nhiên trong cuộc sống đời thường với hương vị thơm ngon của các nguyên liệu từ núi rừng, tạo nên một nét văn hóa ẩm thực phong phú, đặc sắc riêng biệt. Dù không được bày trí trên những chiếc đĩa sang trọng, cầu kì; không tìm đến những nguyên liệu đắt đỏ, cao xa, nhưng những món ăn đặc trưng của các dântộc thiểu số Việt Nam vẫn khiến thực khách khó quên vì chính sự dung dị nhưng vô cùng độc đáo.