Nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả trong đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động là mục tiêu được huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang triển khai trong năm 2023. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025 về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Bắc Quang đã liên kết với Viện Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các lớp tập huấn, dạy nghề cho lao động nông thôn để khai thác nguồn nhân lực tại chỗ, tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động nông thôn.
Thời gian qua, cùng với sự quan tâm, đầu tư của UBND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, nhiều hộ dân trên địa bàn đã không ngừng nỗ lực vượt khó, miệt mài giữ gìn và phát huy nghề truyền thống. Qua đó, nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn đang “sống” giữa cộng đồng các thôn, làng nơi biên giới.
Những năm qua, từ các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, Kiên Giang đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào Khmer. Đặc biệt, nhiều hộ dân tự phấn đấu vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, từ đó, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer.
Với một vùng đất có đông đông bào các dân tộc thiểu số như tỉnh Lào Cai, thì việc phát huy những giá trị văn hóa bản địa, không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn di sản, mà còn có thêm sứ mệnh mới, góp phần tô thêm cuộc sống tươi đẹp hôm nay. Đó là khai thác thế mạnh văn hóa truyền thống, sáng tạo và thích ứng, để ứng dụng vào cuộc sống hiện đại. Trong đó, có những sản phẩm truyền thống từ nghề đanlát, nghề dệt vải lanh, may thêu thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai.
Với gần 100% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, Trường Tiểu học - Trung học cơ sở (TH-THCS) Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã đưa văn hóa dân tộc Ba Na vào trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời, giúp định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong việc dùng bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch tại địa phương.
Bà con dân tộc Thái ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên có nhiều nghề thủ công truyền thống khác nhau như: Nghề dệt vải, nghề đanlát, nghề rèn... Trong các nghề đó, đanlát là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời nhất. Tại xã Chà Nưa, nghề đanlát được người Thái gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến nay, nghề đanlát vẫn được bảo tồn và phát huy.
Đây đang được xem như một xu hướng tích cực và có chiều sâu trong du lịch văn hóa tại tỉnh vùng cao Lào Cai - nơi có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đặc biệt, tỉnh Lào Cai chứa đựng một kho tàng quý giá về các di sản văn hóa các dân tộc bản địa đậm sắc màu.
Trong kháng chiến, chính quyền, nhân dân các dân tộc xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đồng lòng theo Đảng làm cách mạng, trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau khi thống nhất đất nước, đồng bào các dân tộc nơi đây đồng lòng cùng chính quyền tập trung phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng Nâm Nung ngày càng giàu đẹp. Những rẫy cà phê, tiêu, cao su và các loại cây ăn quả đã phủ xanh mảnh đất một thời bom đạn.
Sợ những gì gần gũi nhất mất đi, nghệ nhân A Đai ngày ngày vẫn chau chuốt từng sợi tre, sợi nứa, như muốn lưu giữ thương nhớ của ông cha còn lại. May thay, bây giờ, lão nghệ nhân vẫn còn đủ sức khỏe để truyền lại cho người sau.
Bao năm qua, mặc cho thế thời thay đổi, mặc cho những vật dụng hiện đại không ngừng du nhập vào làng, hay những cái nhìn thờ ơ của lớp trẻ, ông A Lếu (67 tuổi, ở thôn Đắk Si, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) vẫn vẹn nguyên tình yêu với nghề đanlát. Với ông, những sản phẩm được làm từ mây, tre ấy giống như “đứa con” tinh thần trong gia đình mình.
Với mong muốn gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa bản địa trong phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới, phụ nữ đồng bào Tày ở vùng cao Lào Cai đã chung tay khôi phục các tổ hội nghề, nhóm nghề thủ công truyền thống, vừa phục vụ nhu cầu cuộc sống cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch ở các địa phương đang phát triển.
Những ngày cuối tháng 3/2023, sau gần 10 năm, chúng tôi mới có dịp trở lại thăm Đắc Pring - một xã vùng biên giáp nước bạn Lào thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam trong một chiều mưa nặng hạt. Đến thôn 49b, hỏi ông Hiên Dung (59 tuổi), bà con trong thôn từ già đến trẻ đều khen ngợi ông không chỉ là một trong những đàn ông dân tộc Ve đanlát đẹp nhất vùng, mà còn góp phần truyền dạy cho con cháu về bảo tồn nghề đanlát truyền thống của dân tộc mình.
Đó là ngôi làng còn giữ lại được nhiều nét nguyên sơ nhất của người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xê Đăng). Khi sắc Xuân phủ xuống, ngôi làng hiện lên yên bình trong sương, trong nắng dịu lành mời gọi nhiều người.
Ngày 23/2, UBND xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Ngày hội Biên phòng toàn dân với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Ngày hội được tổ chức tạo không khí vui tươi, góp phần vun đắp tình đoàn kết quân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây dựng địa bàn biên giới giàu mạnh.
Sau hơn 2 năm vắng bóng du khách do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều đoàn du khách quay trở lại khám phá làng nghề mộc Kim Bồng (xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam). Cùng với bàn tay khéo léo và nghệ thuật tài hoa của mình và sự nỗ lực đồng hành của chính quyền địa phương, người dân tin rằng, làng nghề Kim Bồng sẽ tiếp tục phát triển, lan tỏa những tinh hoa, nét đẹp truyền thống đến với bạn bè năm châu.