Mỗi khi xảy ra cháy rừng, mưa bão, lũ lụt, tàu, thuyền gặp nạn..., những người lính quân hàm xanh lại khẩn trương lên đường. Sự có mặt kịp thời của cán bộ, chiến sĩ BĐBP giúp đỡ người dân trong khi gặp thiêntai, hoạn nạn khiến người dân càng thêm vững tin. Các anh đã trở thành “điểm tựa” vững vàng của nhân dân khu vực biên giới, biển đảo.
Ngày 26/5, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Hội nghị giao ban tháng 5/2023 dưới sự chủ trì của Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP. Cùng dự có Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP cùng các đồng chí Thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP; Thủ trưởng Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, các cục; chỉ huy các cơ quan đơn vị khối cơ quan Bộ Tư lệnh và các học viện, nhà trường trong BĐBP.
Tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn có nguy cơ xảy ra cục bộ trong mùa khô năm 2023 tại một số tỉnh Trung Bộ; và nguy cơ xảy ra ở cấp độ cao, kéo dài ở một số vùng trên cả nước.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, tỉnh Quảng Nam vẫn nỗ lực thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS & MN). Các sở, ban, ngành, đoàn thể đều nỗ lực hướng đến mục tiêu thực hiện dự án không chỉ ngày càng hiệu quả, mà còn đảm bảo phù hợp với điều kiện, yêu cầu thực tế của địa phương.
Chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), các đơn vị Biên phòng và địa phương khu vực biên giới đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong những ngày tháng Năm lịch sử này.
Ngày 10/5, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh BĐBP do Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Đồn Biên phòng Rạch Gốc, BĐBP Cà Mau. Thượng tá Phùng Đức Hưng, Chỉ huy trưởng BĐBP Cà Mau và Đại tá Phạm Minh Giang, Chính ủy BĐBP Cà Mau tham gia đoàn công tác.
Hơn 6 tháng sau trận lũ quét kinh hoàng, người dân bản Hòa Sơn và Sơn Hà, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đang từng bước ổn định cuộc sống. Cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, nhiều gia đình chủ động nguồn vốn khôi phục lại đất sản xuất để canh tác, trồng trọt. Tuy nhiên, ở “rốn lũ” vẫn còn những gia đình bị thiệt hại nặng đang mòn mỏi chờ đợi được tổ chức tái định cư đến nơi ở mới, nhất là khi mùa mưa lũ lại đang đến gần.
Là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2015, tỉnh An Giang đã phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện quan trắc, đưa ra cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở. Nhờ sự chủ động đó, địa phương này đã giảm thiểu được thiệt hại về người và tài sản của người dân.
So với các địa phương khác nằm trong khu vực biên giới của tỉnh Gia Lai, xã Ia O, huyện Ia Grai có khá nhiều lợi thế để phát triển. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi với nền đất đỏ bazan màu mỡ, khả năng tích hợp tốt, hệ thống sông ngòi, thủy lợi, nguồn nước ngầm đa dạng phong phú, rất phù hợp đối với các loại cây trồng, xã Ia O còn sở hữu chuỗi lợi thế đến từ các công trình thủy điện trên “dòng sông năng lượng” Sê San, rất có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch và thương mại dịch vụ… Với nguồn lực như thế, xã biên giới Ia O từng bước “chuyển mình” từ vùng trắng đến vùng nông thôn mới (NTM).
Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh và kinh tế, văn hóa, xã hội. Án ngữ một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng trên Biển Đông, Lý Sơn đang đổi thay từng ngày và hướng đến xây dựng thành phố giữa trùng khơi.
Thời gian qua, những khó khăn, thách thức trong tình hình mới đã gây không ít trở ngại cho công tác xây dựng nền biên phòng toàn dân cũng như đảm bảo an ninh, an toàn cho ngư dân và các hoạt động kinh tế trên biển, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới biển thành phố (TP) Đà Nẵng. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, BĐBP TP Đà Nẵng luôn dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, với những giải pháp thiết thực, hiệu quả.
“Xây dựng BĐBP cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới” là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, được khẳng định tại Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã quán triệt, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, nhất quán chủ trương này, góp phần xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, nhân dân và chế độ XHCN, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP.
Chật vật 3 lần di dời vì sạt lở, đến nay, 139 hộ dân thôn Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã an cư. Quên đi những nỗi buồn, những chiếc ché, chiếc chiêng bị vùi sâu trong đất, năm nay, bà con Tu Thó sẽ cùng nhau xây dựng cuộc sống dưới mái nhà rông mới.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các nội dung đưa vào Quy hoạch phòng, chống thiêntai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, cần rõ ràng, tránh trường hợp có thể hiểu theo nhiều cách.