Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ ba, 26/09/2023 01:51 GMT+7

Từ khóa: "dân ca Nùng"

Hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, nâng cao đời sống kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi biên giới

Hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, nâng cao đời sống kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi biên giới

Quản Bạ là một trong 4 huyện thuộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn của tỉnh Hà Giang (gồm: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ) và là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Trong những năm qua, Quản Bạ đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Nhờ đó, hiệu quả chăn nuôi gia súc ngày càng được nâng cao, góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Gửi tình yêu với Tây Bắc qua âm nhạc

Gửi tình yêu với Tây Bắc qua âm nhạc

Với tình cảm chan chứa, dạt dào dành cho quê hương, nhạc sĩ Phạm Việt Tuân đã sáng tác ca khúc “Tây Bắc yêu thương” như “vẽ” lại bức tranh Tây Bắc sinh động, hấp dẫn. Qua tiếng hát trong trẻo, da diết của Quán quân Sao Mai 2015 Nguyễn Thu Hằng và Quán quân Sao Mai 2017 Sèn Hoàng Mỹ Lam, ca khúc đã đến được với công chúng và nằm trong chuỗi dự án âm nhạc quảng bá văn hóa, du lịch Tây Bắc.

Tình yêu của người đàn ông chơi đàn tính bên thác Bản Giốc

Tình yêu của người đàn ông chơi đàn tính bên thác Bản Giốc

Trên lối dẫn vào thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng), chúng tôi bị “níu chân” bởi tiếng đàn của người đàn ông đã luống tuổi mặc trang phục người Tày. Sự tò mò càng lớn khi chợt nhận ra trong lời bài hát nhắc đến những người lính Biên phòng và ngợi ca tình quân-dân nơi biên giới. Thấy có khách lắng nghe, tay người đàn ông gảy đàn dường như mượt hơn, giọng hát cũng trong và say đắm hơn.

Để văn học nghệ thuật dân tộc thiểu số khởi sắc

Để văn học nghệ thuật dân tộc thiểu số khởi sắc

Trong mấy chục năm qua, hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật dân tộc thiểu số đã đạt được một số kết quả nổi bật. Hầu hết di sản văn học các dân tộc Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, Ê Đê, Gia Rai, Mơ Nông, Ba Na, Chăm… ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ đã được sưu tầm, dịch, xuất bản. Nhiều điệu múa, làn điệu dân ca, nhạc cụ của dân tộc đã được sưu tầm, chỉnh lý, phát huy tác dụng trong đời sống văn hóa…

Nhà thơ Ngô Bá Hòa: Năm tuổi càng phải xông pha hơn

Nhà thơ Ngô Bá Hòa: “Năm tuổi càng phải xông pha hơn”

Năm 2023, nhà thơ dân tộc Tày Ngô Bá Hòa (sinh năm 1987) bước vào năm tuổi với niềm tin và hy vọng về những thành tích mới trong văn chương. Với anh, mảng đề tài về miền núi và dân tộc thiểu số từ lâu đã là nguồn cảm hứng bất tận cho những sáng tác của mình. Và anh đã kiên trì đi theo mạch cảm xúc ấy suốt 20 năm qua để tạo tiếng nói riêng, góp phần làm đa dạng và phong phú hơn văn học về đề tài này.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số (bài 2)

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số (bài 2)

Trong những năm qua, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, nhiều địa phương trên cả nước đã thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc, trong đó có chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS). Nổi bật trong số đó là tỉnh Hà Giang - địa phương vùng cao biên giới cực Bắc của Tổ quốc, có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm gần 90% dân số toàn tỉnh với 19 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Chim sơn ca của núi rừng Việt Bắc… ngừng hót

Chim sơn ca của núi rừng Việt Bắc… ngừng hót

Nghệ sĩ Nhân dân Dương Liễu - hoạ mi của núi rừng Việt Bắc đã trở về với gió núi, mây ngàn ở tuổi 66 để lại niềm tiếc thương cho đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng nói riêng và Việt Bắc nói chung. Tiếng hát của bà đẹp, trong trẻo, da diết đã có sức lay động lòng người, đi vào tâm thức của biết bao thế hệ và cũng là niềm tự hào của núi rừng Việt Bắc.

Đánh thức tiềm năng du lịch Bảo Lạc (bài 2)

Đánh thức tiềm năng du lịch Bảo Lạc (bài 2)

Bảo Lạc có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, khai thác các loại hình dịch vụ du lịch, từ du lịch sinh thái, khám phá và trải nghiệm, du lịch mạo hiểm, cộng đồng, tâm linh. Từ những tiềm năng, thế mạnh đó, Bảo Lạc xác định đây là nội dung đột phá chiến lược của huyện và đang có những chủ trương, chính sách phù hợp, tạo “cú hích” cho du lịch phát triển.

Đánh thức tiềm năng du lịch Bảo Lạc (bài 1)

Đánh thức tiềm năng du lịch Bảo Lạc (bài 1)

Huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng là huyện biên giới miền núi có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, hội tụ nhiều giá trị bản sắc văn hóa độc đáo. Những năm qua, cùng với việc đầu tư cho phát triển kinh tế từ du lịch, huyện Bảo Lạc chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đẩy mạnh quảng bá, nhờ đó mà tiềm năng, thế mạnh về du lịch ngày càng phát huy hiệu quả, đồng thời là điểm đến du lịch thú vị, hấp dẫn du khách khi đến Cao Bằng.

Người có uy tín - Trụ cột quan trọng của đồng bào các dân tộc thiểu số
Sóng sánh mùa sang

Sóng sánh mùa sang

Ngợp sắc vàng trước mắt tôi vẻ đẹp sóng sánh, quyến rũ của mùa thu. Đó là màu nắng vàng như rót mật quyện với màu vàng xuộm ấm no trên những ruộng lúa bậc thang lượn sóng, mềm mại, trải dài khắp đất trời. Đã đến Tây Bắc nhiều lần, Tây Bắc thử lòng tôi bằng đèo cao, bằng thung sâu, bằng những đường đèo quanh co đến nín thở, nhưng tôi đã phải lòng Tây Bắc.

Tái hiện lễ hội, văn hóa, du lịch miền Tây ở Hà Nội

Tái hiện lễ hội, văn hóa, du lịch miền Tây ở Hà Nội

Không gian văn hóa, du lịch và nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam là chương trình hoạt động tháng 10 với chủ đề “Ấn tượng miền Tây”, do Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức tại không gian của Làng từ 1 đến 31/10.

Phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai

Phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai

Những ngày này, các địa phương trong tỉnh Lào Cai đã tổ chức lễ ra mắt các đội văn nghệ bản sắc dân tộc. Hoạt động của các đội văn nghệ này sẽ góp phần giúp người dân ở các xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Lễ đón Bằng ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái
Sa mộc vùng biên

Sa mộc vùng biên

Năm 2012, trong quá trình làm phim về Cột cờ Lũng Cú, tôi vỡ òa cảm xúc khi biết, kể từ đầu kỷ nguyên trước, Thái úy Lý Thường Kiệt đã dựng một cây Sa mộc làm cột cờ và truyền cho đồng bào cực Bắc một khẩu trống đồng để báo động khi biên cương có giặc. Trải qua ngàn năm, trên đỉnh núi Rồng vẫn luôn có một cây Sa mộc lớn cho đến khi được thay thế bằng cột cờ lớn hiện nay.

ZALO