Trong năm qua, huyện biên giới ĐăkGlei, tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực cùng nhân dân phấn đấu xóa nhà tạm; góp phần thực hiện tiêu chí nhà ở - tiêu chí quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới.
Ngày 17/3, tại huyện ĐăkGlei (Kon Tum), Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế, kế hoạch phối hợp và hiệp đồng giữa Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum với Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Kon Tum; Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum và Huyện ủy, UBND 4 huyện biên giới.
Những ngày qua, tại các địa phương biên giới, các đơn vị Biên phòng đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm tổ chức trao tặng nhà, công trình nước sạch, quà và học bổng cho nhân dân và học sinh biên giới, giúp bà con vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Sáng 28/9, bão số 4 di chuyển theo hướng Tây, đi sang khu vực Nam Lào, suy yếu thành áp thấp và dần tan, tuy nhiên, người dân cần cảnh giác với mưa, lũ quét, sạt lở do hoàn lưu sau bã.
Giữa lưng chừng những triền núi giăng màn, từng chùm hoa đỏ rực nổi bật trên nền đất sẫm màu và màu xanh của cây lá xung quanh. Từng chùm hạt sâm trên vùng quốc bảo đung đưa theo từng cơn gió nhẹ như điệu vũ trong gió lạnh.
Ngoài nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với nước bạn Lào, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, BĐBP Kon Tum còn thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng” giúp đồng bào các dân tộc dưới chân núi Nồi Cơm từng ngày thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Cách đây hơn 3 năm, trong chuyến thăm, làm việc với tỉnh Kon Tum, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ (nay là Chủ tịch nước) đã có cuộc thị sát vườn sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông. Tại đây, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao mô hình đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trồng sâm Ngọc Linh của doanh nghiệp, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và bảo vệ rừng bền vững.
Hưởng ứng Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương", những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố (TP) Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hướng về biên giới. Mục tiêu cao nhất mà phụ nữ thủ đô hướng đến là mang lại cơ hội học tập, thay đổi cuộc sống cho phụ nữ và trẻ em nơi biên cương. Đó cũng là kim chỉ nam để Hội LHPN TP Hà Nội lựa chọn, triển khai các mô hình, hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhất, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Trong 2 ngày 12 và 13-1, Đoàn công tác số 3 của Bộ Tư lệnh BĐBP do Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra, thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Kon Tum, huyện Đắk Glei, các đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn huyện Đắk Glei và dự Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tổ chức tại xã Đắk Long, huyện Đắk Glei (Kon Tum). Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Bộ Tham mưu BĐBP, Cục Chính trị BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum...
Thật khó để hình dung sau gần nửa thế kỷ kể từ ngày đất nước được sống trong hòa bình thống nhất và hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới mà ở đâu đó trên vùng biên giới Bắc Tây Nguyên, những người lính Biên phòng (BP) vẫn còn miệt mài với “cuộc cách mạng” thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đời sống cộng đồng. Dẫu biết rằng, cuộc sống dù có phát triển đến bao nhiêu, song cái gì chưa biết hay còn yếu thì đều vẫn phải học. Tuy nhiên, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn làm những công việc của… nửa thế kỷ trước thì quả thực rất đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Điều này cho thấy, vẫn còn một khoảng cách rất lớn giữa vùng thành thị với nông thôn biên giới…
Trong 2 ngày 9 và 10-1, nhiều hoạt động nổi bật của Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương được triển khai tại huyện ĐăkGlei và Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum), đánh dấu mở đầu cho Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương năm 2022 trên biên giới tỉnh Kon Tum.
Gần 5 năm qua, BĐBP Kon Tum đã thực hiện có hiệu quả mô hình cán bộ Biên phòng là người dân tộc thiểu số (DTTS) hỗ trợ các hộ gia đình DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới. Đến nay, mô hình này đã tạo điều kiện cho đồng bào các DTTS nghèo được tiếp cận những cách làm kinh tế mới, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
2 năm qua, dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã làm nhiều người thất nghiệp, nhiều gia đình trở nên khó khăn, khốn đốn. Nhân dân ở khu vực biên giới cũng không phải ngoại lệ, nhưng với trợ lực của cán bộ Biên phòng người dân tộc thiểu số (DTTS) mà đồng bào ở biên giới tỉnh Kon Tum luôn vững tâm phát triển kinh tế. Chuyện đồng bào dần thoát nghèo bền vững ngay cả trong mùa dịch là “trái ngọt” của BĐBP Kon Tum “gieo” trong nhiều năm qua với mô hình cán bộ Biên phòng là người DTTS.
Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, do ảnh hưởng của bão số 5 và mưa lớn đã có 2 phương tiện bị chìm, 2 tàu của Đà Nẵng bị mắc cạn, nhiều ngôi nhà bị tốc mái và hơn 1.000 ha lúa bị ngập úng.
Từ 22 giờ ngày 11-9 đến 4 giờ ngày 12-9, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 5-10km, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi.