Sáng 19-1, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Trung tướngVõ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài và Cơ quan Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Tây Ninh. Cùng đi có Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng, Tư lệnh Quân khu 7.
Đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP lưu ý, dịp cuối năm, bà con Việt kiều, những người đi làm ăn tại các nước trong khu vực có nhu cầu về Việt Nam ăn Tết Nguyên đán rất lớn. Trong đó, một số người không muốn cách ly sẽ tìm mọi cách nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở trên biên giới. Tỷ lệ người “lọt” qua biên giới không nhiều, nhưng rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh lây lan qua biên giới vào nội địa. Chính vì vậy, nhiệm vụ của lực lượng BĐBP càng thêm nặng nề...
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của QĐND Việt Nam) ra đời trong một khu rừng nằm giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ngay khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của người dân xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, trong đó có bà Bàn Thị Chủ, người phụ nữ đầu tiên nấu cơm cho ĐạitướngVõNguyênGiáp và Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
Sau thất bại nặng nề trong cuộc hành quân lên Việt Bắc Thu-Đông 1947, thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài, thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”.
Chiến dịch Biên giới Thu-Đông năm 1950 là chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta. Chiến dịch được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo giành thắng lợi.
Tiến hành công tác chính trị là một trong những nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt mọi thời kỳ, giai đoạn và mọi nhiệm vụ của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), công tác chính trị góp phần quan trọng vào thắng lợi của nhiều chiến dịch, trong đó có Chiến dịch Biên giới năm 1950.
Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950 diễn ra từ ngày 16-9 đến 14-10-1950 là chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
Ngày 1-10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Bằng tổ chức lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Biên giới năm 1950 và giải phóng Cao Bằng (3/10/1950-3/10/2020). Dự và phát biểu tại buổi lễ có đồng chí Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Đại úy Lê Đức Trí, Đội trưởng Đội Tuyên truyền Văn hóa, Phòng Chính trị, BĐBP Quảng Bình thuộc “hiện tượng” của lực lượng BĐBP khi là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam mà công việc lại không thuộc cơ quan chuyên môn về nghệ thuật. Chủ đề xuyên suốt trong những tác phẩm của anh là những xúc cảm với biên cương, chứa chan niềm tự hào về những người lính Biên phòng đang ngày đêm bảo vệ biên cương Tổ quốc…
Với mong muốn mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho đồng bào các dân tộc vùng biên giới, không chỉ đơn giản là cơm no, áo ấm, gần 1 năm qua, bằng nhiều nguồn lực, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo, BĐBP Quảng Bình đã triển khai xây dựng nhiều công trình chiếu sáng trên địa bàn xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Những bản làng của người Khùa, người Mày, người Sách ở Ka Ai, Cha Lo, Ba Lóoc đã được những người lính Biên phòng lần lượt “thắp sáng” trong đêm biên giới…
Trong suốt chiều dài lịch sử của cách mạng Việt Nam, mỗi thắng lợi, mỗi bước đi lên đều gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cống hiến trọn đời, làm rạng rỡ non sông, đất nước.
Họ là những lão thành cách mạng đã và đang bước vào tuổi “bách niên giai lão”, đã cống hiến trọn đời cho lý tưởng cách mạng và độc lập, tự do của dân tộc. 75 năm trước, hưởng ứng lời hiệu triệu của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, họ đã trở thành những người phất cờ hồng, cùng cả dân tộc Việt Nam vùng lên giành chính quyền, lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Và họ cũng đã sống trọn vẹn 75 trang đời đầy vẻ vang, trụ cùng tuế nguyệt để chứng kiến non sông, cơ đồ ngày một rạng rỡ, phồn vinh.
Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020), sáng 25-8, tại Vũng Chùa - Đảo Yến (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình tổ chức lễ dâng hương mộ ĐạitướngVõNguyênGiáp, nhân kỷ niệm 109 năm ngày sinh của Đạitướng (25/8/1911-25/8/2020).
12 giờ 30 phút trưa nay (15-8), cả dân tộc Việt Nam vĩnh biệt nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu- nhà lãnh đạo thương yêu, gần gũi với nhân dân; nhà quân sự có công lớn trong cuộc chiến tranh vệ quốc và tầm nhìn xa rộng về quân sự quốc phòng trong thời bình lặng im tiếng súng; vị tướng thương yêu bộ đội như máu thịt của mình. Ông đã vĩnh biệt dương gian, nhưng tên và công lao to lớn của ông vẫn lưu danh trong lịch sử và triệu triệu trái tim người Việt về một Tổng Bí thư trọn đời cống hiến cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân và sự trường tồn của dân tộc.