Mỗi ca khúc được tạo nên từ sự xuất thần giữa những thời khắc lịch sử, cùng với những tình cảm, sự thai nghén và trải nghiệm được hun đúc của những người từng sống trong thời kỳ đạn bom.
Từ một thầy giáo dạy lịch sử trở thành Đại tướng, Tổng tư lệnh ông được lịch sử và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn vì “Văn lo vận nước văn thành võ/Võ thấu lòng dân võ hóa văn”. Ông là đại tướng đầu tiên của quân đội ta, cũng là đại tướng thắng nhiều đại tướng nhất. Nhưng ông cũng là vị tướng luôn tiếc thương từng giọt máu của người chiến sĩ. Tên tuổi và sự nghiệp của ông đã không chỉ được khắc ghi trong lịch sử dân tộc mà còn lừng danh thế giới và luôn ngời sáng mãi trong lòng dân…
Suốt 6 tháng qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị vẫn luôn ngày đêm trực tại các chốt đóng quân giữa rừng. Mặc dù luôn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm rình rập, sinh hoạt trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng các anh vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, đồng thời góp phần xây dựng vững chắc thế trận lòng dân nơi biên cương của Tổ quốc.
Lần đầu tiên 300 Mẹ Việt Nam anh hùng, đại diện cho gần 5.000 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống tề tựu tại thủ đô Hà Nội trong chương trình “Gặp mặt đại biểu Bà mẹ Việt Nam anh hùng toàn quốc năm 2020”.
Cố Trung tướng Hà Ngọc Tiếu, nguyên Phó Tư lệnh Lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) sinh năm 1921 tại xã Trực Tiến, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ông thuộc lớp cán bộ hoạt động trước cách mạng tháng 8 năm 1945 và là một trong số ít những vị tướng sớm có mặt và đóng góp nhiều công sức, trí tuệ xây dựng Lực lượng BĐBP trưởng thành như ngày nay.
ĐạitáVõQuangBốn, Cơ trưởng chuyến bay lịch sử kể lại: Vào tuần đầu tháng 5-1975 chúng tôi nhận lệnh chuẩn bị cho chuyến bay quan trọng, toàn bộ tổ lái phải “cấm trại”, chờ lệnh lên đường. Mọi công tác chuẩn bị cho chuyến bay được hoàn tất.
Sau khi cất cánh từ sân bay Sao Vàng ở Thanh Hóa thực hiện bay huấn luyện trên biển, chiếc tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam mất tích cùng hai phi công. Đến tối 14-6, sau một ngày lập, Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tại Nghệ An, các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng đã định vị được nơi chiếc tiêm kích Su 30-MK2 cùng hai phi công gặp nạn nhưng thông tin về số phận hai phi công trên máy bay vẫn chưa có.
Sáng 29-2, cùng với các Học viện, Nhà trường và các đơn vị trong toàn quân, Học viện Biên phòng, BĐBP các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Hà Tĩnh, Quảng Bình, An Giang đã đồng loạt tổ chức Lễ ra quân huấn luyện và phát động Tết trồng cây năm 2016.
Nhìn nụ cười hiền, khuôn mặt đôn hậu, ánh mắt sáng trong của Thượng tá Lê Thị Minh Hãnh, chúng tôi khó có thể hình dung bà đã từng là nữ chiến sĩ biệt động, nhiều lần phải đối mặt với quân thù và tiêu diệt hàng trăm tên địch. Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm, những dấu ấn trên bước đường hoạt động cách mạng của bà, vẫn luôn là gương sáng về tấm lòng kiên trung với cách mạn, để nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang Phú Yên học tập.
Trần Nhật Duật (1255-1331) là danh tướng đời Trần. Ông là người anh hùng cầm quân đánh thắng quân Mông - Nguyên trong trận Hàm Tử. Ngoài danh vị là tướng lẫy lừng trận mạc, Trần Nhật Duật còn là một nhà chính trị, ngoại giao, có công trong việc xây dựng đất nước. Ông học nhiều ngoại ngữ, am hiểu phong tục tập quán các nước láng giềng. Chính việc hiểu biết nhiều ngoại ngữ đã giúp cho ông đạt nhiều thắng lợi trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao và quân sự.
Với chức vụ Tổng tài Quốc sử quán, Lê Nhữ Lâm đã trực tiếp tham gia tổ chức và điều khiển việc biên soạn các phần tiếp nối phần Đệ lục kỷ Đại Nam thực lục. Ông đã trở thành người thầy cuối cùng dạy vua và cũng là người Tổng tài cuối cùng của Quốc sử quan triều Nguyễn.
Thắng lợi của chiến dịch Biên giới 1950 là một dấu mốc quan trọng về sự phát triển, lớn mạnh vượt bậc của QĐND Việt Nam sau 6 năm thành lập, mở ra bước ngoặt, tạo chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến vào giai đoạn mới, ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ, chuyển hẳn sang liên tục tiến công và phản công địch.
Lâu nay, để nêu quan điểm và lập luận về chủ quyền đối với Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhiều học giả Trung Quốc căn cứ vào loại tư liệu du ký nhiều hơn là chính sử và địa chí. Điều đó không hề có tính pháp lý, bởi chính sử và địa chí là do Nhà nước chủ trương thực hiện, còn du ký là của những nhà hàng hải và thương buôn. Phương chí, với nghĩa "chép rõ về một nơi", là thuật ngữ để gọi chung cho loại sách địa lý đặc thù của Trung Quốc, trong đó, gồm các loại: Tổng chí (chép về cả nước), thông chí (chép về một tỉnh) và địa phương chí (chép về phủ, châu, huyện...). Hầu hết các loại phương chí đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của hoàng đế và do chính quyền các cấp chủ trương tiến hành. Vậy các loại phương chí Trung Quốc chép gì về đơn vị hành chính cực Nam của Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử nước này?
"Xin mẹ nhớ rằng, từ hôm nay mẹ đã có chúng con. Chúng con sẽ chia sẻ trách nhiệm với những người còn sống, thay cha, thay anh, chị phụng dưỡng mẹ suốt đời " - Đó là lời hứa của cán bộ, chiến sĩ BĐBP Đà Nẵng khi nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng. Năm 2014, BĐBP Đà Nẵng đã nhận phụng dưỡng 9 Mẹ Việt Nam Anh hùng - một việc làm cụ thể thay cho ngàn lời nói trong việc giáo dục cán bộ, chiến sĩ về đạo lý uống nước nhớ nguồn.
LTS: Giáo sư sử học người Mỹ Xê-xin B.Cu-ry (1923-2013) đã từng giảng dạy 34 năm tại trường Đại học Nam Phlo-ri-đa (Hoa Kỳ). Ông đã nhiều lần đến Việt Nam và đã viết 3 cuốn sách về chiến tranh Việt Nam: Tự hủy diệt (Self-Destruction, 1981); Người Mỹ lo lắng (The Unquiet American, 1988); Chiến thắng bằng mọi giá (Victory at axy cost, 2005). Các cuốn sách của ông đã lý giải một cách khoa học vì sao người Pháp và Mỹ có một đội quân hùng mạnh như vậy vẫn bị thất bại trong chiến tranh Việt Nam và khẳng định thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.