Đóng quân tại địa bàn các xã biên giới, vùng biển, đảo với điều kiện địa hình, giao thông, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, song với tinh thần tự lực, tự cường, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) các đồn Biên phòng trên hai tuyến biên giới của tỉnh Quảng Trị đã khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, huy động các nguồn lực để phát triển mô hình tăng gia sản xuất (TGSX) tại đơn vị. Từ đây, có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả đã tạo nguồn thực phẩm tại chỗ ổn định, đáp ứng nhu cầu hằng ngày và cải thiện, nâng cao đời sống cho CBCS tại các đơn vị.
Ngày 20/8, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị cho biết, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo vừa phối hợp với Phòng Trinh sát BĐBP tỉnh phát hiện vụ đưa người vượt biên trái phép từ Lào về Việt Nam.
Là một trong những xã biên giới xa xôi nhất của tỉnh Hà Giang, trong những năm qua, xã Xín Cái được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án khác nhau để giúp địa phương này phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, Xín Cái vẫn là xã đặc biệt khó khăn.
Từ ngày người Mông ở các thôn Pờ Xì Ngài, Tả Pa Cheo (xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) di chuyển về vùng đất Bản Giàng xa xôi, khai hoang, định cư, lập nghiệp, đến nay đã gần 15 năm trôi qua. Nhờ sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành đã tạo điều kiện cho đồng bào nơi đây phát huy nội lực, nỗ lực vượt khó vươn lên, từng bước an cư, lạc nghiệp, đoàn kết chung sức xây dựng cuộc sống mới ấm no.
Bằng tấm lòng, trách nhiệm của “Bộ đội Cụ Hồ”, chương trình “Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn Biên phòng” ở BĐBP Hà Giang, BĐBP Cao Bằng đã và đang phát huy hiệu quả rất tích cực. Nghĩa cử đầy tính nhân văn đó đã giúp các em học sinh nghèo, đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới được đến trường và tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ về một tương lai tươi sáng hơn.
Hơn 6 tháng sau trận lũ quét kinh hoàng, người dân bản Hòa Sơn và Sơn Hà, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đang từng bước ổn định cuộc sống. Cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, nhiều gia đình chủ động nguồn vốn khôi phục lại đất sản xuất để canh tác, trồng trọt. Tuy nhiên, ở “rốn lũ” vẫn còn những gia đình bị thiệt hại nặng đang mòn mỏi chờ đợi được tổ chức tái định cư đến nơi ở mới, nhất là khi mùa mưa lũ lại đang đến gần.
Ngày 25/2, UBND xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) phối hợp với Đồn Biên phòng An Thạnh Ba (BĐBP Sóc Trăng) tổ chức "Ngày hội Biên phòng toàn dân" năm 2023. Đây là địa phương được UBND tỉnh Sóc Trăng chọn làm điểm để rút kinh nghiệm tổ chức ngày hội.
Từng bôn ba khắp nơi trong nước, va chạm với nhiều nghề, thất bại với nhiều loại cây trồng, nhưng giờ đây, ông Phạm Văn Tân (57 tuổi) có thể nuôi hy vọng làm giàu từ việc trồng cây ăn trái nơi dải đất biên cương hoang hóa thuộc thôn 1, xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.
Nằm trên vùng giáp ranh giữa hai xã Ia Nan và Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, thác Jrai Glong là một trong những ngọn thác đẹp nhất của tỉnh Gia Lai vẫn giữ được nét hoang sơ nguyên bản. Jrai Glong trong tiếng Jrai có nghĩa là thác cao, được UBND huyện Đức Cơ xác định là một trong 4 điểm du lịch trọng tâm từ nay đến năm 2030. Thế mạnh du lịch thì vẫn đang ở dạng tiềm năng chưa được khai thác, tuy nhiên, bên ngọn thác nguyên sơ này từ lâu đã hiện hữu sức sống mãnh liệt, đong đầy giá trị của tình đất, tình người…
Năm 2011, Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao giai đoạn 2011-2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mang lại một không khí mới cho các bản của đồng bào dân tộc Cống nằm dọc theo biên giới của hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên. Sau 10 năm triển khai đề án, cuộc sống của đồng bào dân tộc Cống tỉnh Điện Biên cơ bản được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 80% xuống còn dưới 40%. Đặc biệt, người Cống ở vùng biên Mường Nhé là cộng đồng duy nhất còn duy trì được việc tổ chức Tết hoa mào gà, được bà con gọi là “Mền loóng phạt ai”.
Thay vì trao tặng tiền mặt, nhu yếu phẩm, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị tư vấn các nhà hảo tâm trao “chiếc cần câu” là con, cây giống, làm nhà, xây dựng các công trình phúc lợi để người dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Thêm việc là thêm vất vả, nhưng những người lính Biên phòng vẫn sẵn sàng “tính giúp” đồng bào hướng phát triển kinh tế gia đình để vươn lên thoát nghèo.
Ra đảo Cồn Cỏ hỏi đến “Quang điện”, từ ông Bí thư Huyện ủy đến người dân đều biết và luôn ca ngợi con người cần cù lao động này. “Cái máy còn có máy thay thế để nghỉ ngơi, còn Quang làm việc cả ngày lẫn đêm. Đêm trực chạy máy điện lực, sáng phải nấu mấy nồi lớn thức ăn cho heo, đi lặn bắt ốc dưới biển, lo sửa soạn đón khách ở nhà hàng, đêm đến đi lùa dê về chuồng” - Thiếu tá Nguyễn Xuân Thủy, cán bộ Đồn Biên phòng Cồn Cỏ, BĐBP Quảng Trị nói về người bạn chí cốt.
Ngày 10/9, Trung tá Nguyễn Văn Hệ, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Rạch Gốc, BĐBP Cà Mau cho biết, đơn vị đã hoàn chỉnh hồ sơ xử lí vụ 11 đối tượng đánh bạc trái phép bằng hình thức đágàăntiền tại khóm 6, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Ngoài nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với nước bạn Lào, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, BĐBP Kon Tum còn thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng” giúp đồng bào các dân tộc dưới chân núi Nồi Cơm từng ngày thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
“Mê Kông chảy/ Cây lao đá đổ/ Ngẫm nghĩ voi đi/ Thác Khôn cười trắng xóa/ Lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương/ Những trưa hè ngun ngút nắng Trường Sơn/ Rừng Lào - Miên rộng quá/ Dân Lào - Miên mến yêu/... Ta cởi áo lội dòng sông ta hát/ Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát...” - Từ vùng biên giới xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang đang mùa lúa chín vàng, dưới tán lá mướt xanh của những rặng thốt nốt đang mùa hoa dậy hương ngầy ngậy, tôi lắng nghe vẳng từ chốt Biên phòng giọng anh lính người miền Tây ngâm nga những câu thơ trong bài “Cửu Long giang ta ơi” của cố nhà thơ Nguyên Hồng.