Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở khu vực biên giới biển, ngày 29/4/2022, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch số 91/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức tập huấn chuyên sâu; tuyên truyền, phổ biến Luật Biênphòng Việt Nam (BPVN) trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025". Trên cơ sở đó, BĐBP tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả đề án này.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập (tháng 6/1975), Đồn CANDVT Ia Kla (lúc đầu mang phiên hiệu 23, sau đổi thành 649), CANDVT Gia Lai (Đồn Biênphòng cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, BĐBP Gia Lai ngày nay) đã đương đầu với những khó khăn, thử thách. Vừa chiến đấu bảo vệ biên giới, vừa đấu tranh với các phần tử phản động, bảo vệ an ninh chính trị địa bàn. Vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn CANDVT Ia Kla càng chiến đấu càng trưởng thành và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngày 17/9 tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn tổ chức cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” và tổ chức các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Trung tướng Bùi Quốc Oai, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam dự các hoạt động trong chương trình.
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp lên công tác ở vùng biên giới Gia Lai. Điểm đến đầu tiên của đoàn công tác chúng tôi là CKQT Lệ Thanh, nơi có cột mốc biên giới 30 - biểu tượng mới của tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa hai đất nước láng giềng Việt Nam - Campuchia. Không chỉ là cửa ngõ giao lưu hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai tỉnh Gia Lai (Việt Nam) và Rattanakiri (Campuchia), cột mốc 30 còn là nơi ghi dấu chứng tích về tinh thần chiến đấu, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Ia Kla - Đồn Biênphòng CKQT Lệ Thanh ngày nay.
“Thanh niên là chủ nước nhà/ Phải cho huấn luyện mới là thanh niên”, các cháu ạ, ngày xưa thượng cấp (cách gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người vừa về nước năm 1941) đã dạy ông như thế đấy” - ở tuổi 107, dù trí nhớ đã suy giảm nhiều, nhưng bài thơ Bác Hồ tặng những thanh niên ưu tú được cách mạng lựa chọn đi học tại Trường Võ bị Hoàng Phố (Trung Quốc) thì Đại tá Hoàng Long Xuyên, nguyên Giám đốc Công an Khu tự trị Việt Bắc kiêm Chỉ huy trưởng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) Khu tự trị Việt Bắc, nguyên Trưởng phòng Điều tra hình sự BĐBP vẫn nhớ như in trong tâm khảm.
Bằng tài hoa, tâm huyết và tình yêu đối với những người lính luôn xông pha nơi hiểm yếu để bảo vệ Tổ quốc và nhân dân, ở tuổi 93, Đại tá, nhà văn Lương Sĩ Cầm dành tặng văn đàn Việt Nam một bất ngờ. Đó là ông đã hoàn thành cuốn truyện ký dày 300 trang mới có nhan đề "Chuyện kể ở giới tuyến", xuất sắc giành giải B giải thưởng văn học "Vì bình yên cuộc sống" của Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.
Nằm sát đường biên giới Việt Nam - Campuchia, lại tiếp giáp với tỉnh Long An, ấp Phước Mỹ (xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) hội tụ đầy đủ yếu tố tiềm ẩn những nguy cơ phức tạp của các loại tội phạm. Thế nhưng trong thực tế, Phước Mỹ lại là “điểm sáng” về giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bởi sự đồng lòng của người dân và những người lính Biênphòng đã tạo nên thế trận Biênphòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc.
Nằm ven quốc lộ 14C, cách thành phố Gia Nghĩa 90km, Đồn Biênphòng cửa khẩu Bu Prăng (tiền thân là Đồn Công an nhân dân vũ trang Bu Prăng) trấn giữ một khu vực biên ải quan trọng phía Tây tỉnh Đắk Nông. Nơi đây, 44 năm về trước, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, cán bộ, chiến sĩ Đồn Bu Prăng đã mưu trí, anh dũng chiến đấu, đánh bại 126 đợt tấn công của kẻ thù, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc...
Trong những ngày tháng 7 lịch sử này, đi tới bất cứ đâu, ở các đồn Biênphòng trên tuyến Tây Nguyên, đều thấy các hoạt động tri ân các anh hùng, liệt sĩ. Tại Đắk Nông, không hẹn mà gặp, nhiều cựuchiếnbinh, hàng trăm người dân thuộc các thành phần dân tộc đều tụ hội về các nhà bia tưởng niệm liệt sĩ ở các đồn Biênphòng để bày tỏ tấm lòng thành kính với những người con ưu tú đã vĩnh viễn nằm lại nơi vùng biên viễn này...
Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Quảng Trị đã thực hiện tốt phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" tại địa bàn từng đơn vị đóng quân. Hoạt động ý nghĩa này đã thể hiện tấm lòng tri ân của những cán bộ, chiến sĩ BĐBP với các gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ nơi biên giới, biển đảo.
Cách đây gần 40 năm, Trung úy Trần Văn Khang, cán bộ Đồn Biênphòng Bát Xát, BĐBP Lào Cai đã hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên khu vực biên giới phía Bắc, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho đồng đội, người thân.
Chiến thắng Đường 9-Khe Sanh trong Xuân Hè năm 1968 mang tầm vóc, ý nghĩa hết sức to lớn, là mốc son trong nghệ thuật chỉ đạo chiến lược tài tình của Đảng ta.
Tràn đầy nhiệt huyết, năng động, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh là nhận xét chung của mọi người khi nói về cựuchiếnbinh Nguyễn Văn Luân, sinh năm 1957, hội viên Chi hội khối 2, Hội Cựuchiếnbinh thị trấn Mường Xén, huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn.
Thủ tướng khẳng định dù khó khăn đến mấy, Đảng, Nhà nước cũng ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng các chế độ, chính sách, tổ chức thực hiện các chính sách để bù đắp một phần cho người có công.
Ngày 29/6, Hội Cựuchiếnbinh huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và các đồn Biênphòng đứng chân trên địa bàn huyện tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2023-2027.