Từ ngàn đời nay, đối với mỗi người dân nước Việt, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành một biểu tượng tinh thần, mang bản sắc văn hóa độc đáo. Từ sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người con đất Việt đều hướng về tổ tiên, nguồn cội, hướng tới ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Lễ hội Đền Hùng là nơi hội tụ của các tinh hoa di sản văn hóa của mọi miền Tổ quốc, sẽ mang đến cho du khách và nhân dân hành hương về với cội nguồn đất Tổ những trải nghiệm sâu sắc.
Cùng với các cấp, ngành, ngành giáo dục-đào tạo Phú Thọ đưa di sản vào giảng dạy chính khóa trong trường học, góp phần phát huy giá trị, khơi dậy tình yêu trong thế hệ trẻ, tạo lực lượng kế cận.
Là người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa Dao -Tuyên Quang, nhưng nhà văn, nhà nghiên cứu Bàn Minh Đoàn cho rằng, bản thân ông cũng chưa có điều kiện khai thác được hết những cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc mình. Vì vậy, có chút thời gian rảnh là ông lại tranh thủ đi đến các bản, làng gặp các nghệ nhân, các thầy Tào, thầy cúng để sưu tầm, tìm hiểu, ghi chép tư liệu phong tục tập quán, những làn điệu dân ca, dân vũ...
Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa sắc màu. Đến nay, đa số người DTTS vẫn theo tín ngưỡng truyền thống, thờ cúng tổ tiên, thờ đa thần với quan niệm “vạn vật hữu linh” và các hình thái tôn giáo sơ khai. Trong tiến trình phát triển của đất nước, các DTTS đã cùng nhau gìn giữ và phát huy tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đồn Biên phòng Nhật Lệ tiếp tục phát huy các mô hình gắn kết tình quân-dân; triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Trong quan niệm của người Lào, Thatluang không chỉ là ngôi chùa tháp lớn và đẹp nhất, là nơi hội tụ tình đoàn kết của người dân các dân tộc Lào, mà còn là nơi mà người dân Lào phải đến trong đời.
Trong những năm qua, môn nghệ thuật múa dân gian các dân tộc đã được đưa vào giảng dạy trong các trường văn hóa nghệ thuật. Nhiều biên đạo múa đã xây dựng những chương trình nghệ thuật đặc sắc về múa dân gian phục vụ các sự kiện văn hóa mang tầm quốc gia và khu vực... Tuy nhiên, có những điệu múa của đồng bào dân tộc thiểu số chỉ xuất hiện trong các nghi lễ truyền thống, gắn với không gian linh thiêng nên ít khi xuất hiện trên các sân khấu biểu diễn.
Không ai nhớ rõ chiếc áo Vân Phụng Tiên Y được vua ban cho đồng bào Pa Cô ở A Xợp (nay thuộc xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ đời này nối đời khác, những người uy tín nhất trong dòng họ có nhiệm vụ gìn giữ và kể lại cho thế hệ sau câu chuyện về tinh thần kiên cường chống giặc, giữ đất biên cương của cha ông.
Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê với 52 vị vua định đô tại Thăng Long, đền Bạch Mã là nơi chứng kiến đầy đủ nhất quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay.
Từ xa xưa, nhân dân ta với đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” luôn tôn kính và biết ơn tổ tiên, biết ơn các bậc tiền nhân đã có công dựng nước. Truyền thống đạo lý đó đã phát triển thành tín ngưỡng dân tộc độc đáo, đó là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - tổ tiên thiêng liêng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau dựng nước và giữ nước.
Giáo sư Hoàng Chương cho biết các lễ hội được truyền từ đời này sang đời khác và được tổ chức chủ yếu ở cấp làng, xã, người dân tổ chức lễ hội để tưởng nhớ những anh hùng, những người có công với dân.
Chủ tịch nước cho rằng, việc tôn tạo, phát huy giá trị Khu đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt có ý nghĩa hết sức thiết thực để nơi này trở thành một địa chỉ văn hóa lịch sử đặc biệt.
Bộ tộc Chewa có nền tảng văn hóa tinh thần và xã hội độc đáo khác lạ so với các nhóm bộ tộc khác ở Malawi. Khi nhắc tới bộ tộc Chewa, nhiều người dân Malawi sẽ nghĩ tới ngay vũ điệu hóa trang có tên gọi “Gule wamkulu”. Hiện, dân số của bộ tộc Chewa là khoảng 1,5 triệu người ở Malawi và Zambia.
Người J’rai gọi họ là các Ơi, thể hiện sự cung kính. Tuy nhiên, ngày xưa, các nước láng giềng lại xem họ như các Pơtao - “vua”, vì mặc dù không có quyền, không có quân, nhưng tiếng nói của họ là đại diện cho tâm tư, tình cảm, khát vọng của cộng đồng, thậm chí của cả một vùng cư dân rộng lớn quần tụ nơi đại ngàn cao nguyên. Thường ngày, các Pơtao Apuih (vua lửa), Pơtao Ia (vua nước), Pơtao Agin (vua gió) vẫn lao động sản xuất như những “thần dân” khác, tối đến vẫn chén chú chén anh với người cao tuổi và lấy vợ, sinh con. Chỉ khi họ cử hành lễ cúng thì “vóc dáng” của các ngài mới trở nên thần thánh hơn trong mắt của lũ làng...