Tối 28/6, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức chương trình cầu truyền hình trực tiếp với chủ để “Khát vọng Đại dương xanh". Chương trình được tổ chức ở cấp Quốc gia, diễn ra tại 2 điểm cầu Hà Nội (Trường quay đa năng S1, Trung tâm Phát thanh -Truyền hình Quân đội) và Cảng quốc tế Canh Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Trong những ngày đại dịch Covid-19 căng thẳng, chị Nguyễn Thị Trúc Mai, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Tây Ninh vẫn xuôi ngược với xe hàng thiện nguyện lên biên giới để hỗ trợ bà con, chia sẻ vất vả, khó khăn với cán bộ, chiến sĩ ở các tổ, chốt kiểm soát phòng chống dịch. Chị cũng là người phát động Chương trình “Thắp sáng đường biên”; tổ chức nhiều chương trình từ thiện để san sẻ với người lính Biên phòng và người dân hai bên biên giới Việt Nam - Campuchia.
Những năm qua, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Mỹ Quý Tây, BĐBP Long An luôn lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trong các ngày 22-23/6, Báo Biên phòng phối hợp với Trường Tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) và Bộ Chỉ huy BĐBP Lào Cai tổ chức Chương trình “Vì biên cương thân yêu” tại tỉnh Lào Cai với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Chương trình đã góp phần tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống, tình yêu quê hương, đất nước; đồng thời, chăm lo, đồng hành cùng quân và dân nơi biên giới.
Trong hai ngày 22-23/6, Báo Biên phòng phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP Lào Cai và Trường Tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) tổ chức Chương trình “Vì biên cương thân yêu” tại tỉnh Lào Cai. Tham dự chương trình có Thượng tá Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP Lào Cai; Thượng tá Hoàng Tuấn Long, Phó Tổng Biên tập Báo Biên phòng; cô giáo Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An.
Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022. Nhằm sớm đưa Luật BPVN đi sâu vào cuộc sống, thời gian qua, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Chi Ma, BĐBP Lạng Sơn đã tích cực phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
BĐBP Lạng Sơn có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia dài 231,740km với 474 cộtmốc quốc giới và quản lý, kiểm soát 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính, 9 cửa khẩu phụ, quản lý địa bàn 20 xã, 1 thị trấn, với 176 thôn, trong đó có 72 thôn giáp biên. Những năm qua, khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn được Đảng, Nhà nước, địa phương quan tâm đầu tư, xây dựng về mọi mặt; kinh tế, xã hội phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Những năm qua, đoàn viên, thanh niên BĐBP Kiên Giang luôn đẩy mạnh phòng trào thi đua học tập và làm theo Bác, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nhiệm vụ, vì nhân dân biên giới.
Năm 2012, trong quá trình làm phim về Cột cờ Lũng Cú, tôi vỡ òa cảm xúc khi biết, kể từ đầu kỷ nguyên trước, Thái úy Lý Thường Kiệt đã dựng một cây Sa mộc làm cột cờ và truyền cho đồng bào cực Bắc một khẩu trống đồng để báo động khi biên cương có giặc. Trải qua ngàn năm, trên đỉnh núi Rồng vẫn luôn có một cây Sa mộc lớn cho đến khi được thay thế bằng cột cờ lớn hiện nay.
Xung kích trên đường tuần tra, dũng cảm, mưu trí đấu tranh với tội phạm hay bất chấp hiểm nguy dầm mình dưới mưa lũ để cứu người, đó là những hình ảnh đẹp của tuổi trẻ BĐBP Quảng Nam luôn in đậm trong lòng dân biên giới.
Những năm qua, Đồn Biên phòng Bản Lầu, BĐBP Lào Cai đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn biên giới. Đồng thời, tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giúp dân phát triển kinh tế, xã hội, tạo được niềm tin đối với nhân dân địa phương.
Giữa những ngày tháng 5, người dân tộc Vân Kiều ở bản Eo Bù - Chút Mút của xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nở trên môi nụ cười phấn khởi vì cánh đồng lúa nước của bản năm nay được mùa.
SEA Games 31 đã trở thành cộtmốc lịch sử của thể thao Việt Nam với chiến tích lừng lẫy khi hai nhà đương kim vô địch - tuyển U23 quốc gia và tuyển nữ quốc gia - đã bảo vệ thành công ngôi vô địch.
“Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có dự thảo lần thứ 3 về sửa đổi Nghị định 67 và tiếp tục xin ý kiến các bộ, ngành và các địa phương để đánh giá những khó khăn, vướng mắc, đồng thời đưa ra giải pháp tháo gỡ” - ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT thông tin với chúng tôi.
Sau chừng 1 giờ đồng hồ vượt qua con đường đất đèo dốc quanh co dài hơn 20km, chúng tôi đã đặt chân tới bản Phá Thóng, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Hình ảnh dễ thấy nhất ở đây là những ống nhựa dẫn nước nhỏ bằng ngón chân cái chạy từ nhà này qua nhà khác. Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa khô là Phá Thóng lại “khát nước”.