78 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945 - 2/9/2023), đặc biệt là sau 37 năm đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế, mỗi người dân Việt Nam càng thấy thấm thía hơn hành trình đấu tranh vì độc lập, tự do; thấm thía hơn giá trị của độc lập, tự do mà mỗi người dân Việt Nam được thụ hưởng.
Nằm ở trung tâm vùng Duyên hải Bắc Bộ, Hải Phòng là một trong số ít địa phương trên cả nước hội tụ đủ 5 loại hình giao thông gồm đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không được kết nối đồng bộ, thông suốt. Do đó, Hải Phòng là trung tâm du lịch biển lớn của khu vực miền Bắc và cả nước. Đây cũng là vùng đất lâu đời có bề dày truyền thống văn hóa, lễ hội, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trên tấm bản đồ phát triển du lịch của cả nước, du lịch Hải Phòng được định hướng phát triển bền vững, trở thành một trọng điểm du lịch quốc gia.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, ngoài sản phẩm hiện có là các khu đền tháp, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn ở Quảng Nam sẽ phát triển sản phẩm du lịch tại vùng đệm và vùng lõi.
Phát động phong trào cả nước thi đua học tập, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng xã hội học tập theo hướng đa dạng hóa, gắn học với hành, tài với đức.
Quảng Nam là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch. Trong nhiều năm liền, địa phương này là điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là địa phương tiên phong trong xu thế phát triển du lịch xanh, giữ gìn giá trị văn hóa bản địa với những sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng du khách.
Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 4/5 Côngước về văn hóa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) liên quan trực tiếp đến lĩnh vực di sản văn hóa. Các hoạt động thực tiễn đã chứng minh Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc thực hiện các cam kết về bảo vệ di sản văn hóa.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 đã chính thức khai hội tối 21/4. Lễ hội năm nay diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn, thu hút lượng lớn du khách hành hương về nguồn cội.
Lễ hội Đền Hùng là nơi hội tụ của các tinh hoa di sản văn hóa của mọi miền Tổ quốc, sẽ mang đến cho du khách và nhân dân hành hương về với cội nguồn đất Tổ những trải nghiệm sâu sắc.
Được ví như nơi chưng cất giá trị văn hóa, bia Ma nhai tại Khu du lịch danh thắng Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn) là di sản đầu tiên ở thành phố Đà Nẵng được UNESCOcông nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đi cùng với niềm tự hào sở hữu những giá trị văn hóa vượt thời gian của di sản này, thành phố Đà Nẵng sẽ có những biện pháp tích cực để phát huy giá trị cũng như bảo tồn cho thế hệ mai sau.
Trong những năm qua, với nhiều nỗ lực và hành động mạnh mẽ từ việc ban hành thể chế chính sách, pháp luật tới triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể, thiết thực, Việt Nam đã bảo tồn, phục dựng thành công nhiều nghi lễ, phong tục, tập quán văn hóa truyền thống. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nhiều di sản văn hóa trong kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới.
Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban liên chính phủ Côngước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa (Côngước 2005) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Việt Nam được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Ủy ban, đại diện cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn”. Tổng Bí thư cũng đặt ra yêu cầu và mục tiêu phải chấn hưng và phát triển văn hóa. Do đó, trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm là phải hoàn thiện thể chế, chính sách, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tận dụng lợi thế có sẵn, tỉnh Thừa Thiên Huế đang phát huy tối ưu các nguồn lực và tài nguyên du lịch để từng bước đưa vùng đất cố đô trở thành trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á vào năm 2030, trở thành trung tâm du lịch đặc sắc của châu Á vào năm 2045. Với định hướng phát triển du lịch có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại, Thừa Thiên Huế còn khá nhiều việc phải nỗ lực thực hiện trong thời gian tới, từ việc phát triển sản phẩm du lịch tới xây dựng hạ tầng...
Các chủ đề được nêu ra tại diễn đàn liên quan đến toàn thế giới, đó là làm thế nào để giảm thiểu tác động của con người với môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên…
Hồ sơ "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" đã được ghi vào Danh sách Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).