Những năm gần đây, hoạt động của các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy trên tuyến biên giới tỉnh Nghệ An có diễn biến rất phức tạp. Trước tình hình đó, BĐBP Nghệ An đã triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, với lợi nhuận mang lại lớn, tội phạm ma túy vẫn lén lút hoạt động, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, liều lĩnh hơn. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh với tội phạm ma túy của BĐBP và lực lượng chức năng trên tuyến biên giới của tỉnh Nghệ An gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
Thời gian qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, hội viên phụ nữ trong BĐBP phát huy vai trò trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, từng bước giảm dần khoảng cách giới ở các cơ quan, đơn vị. Hội Phụ nữ các đơn vị cơ sở trong BĐBP đã phát huy tốt vai trò, chức năng là tổ chức đại diện chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Trên từng cương vị côngtác, cán bộ, hội viên phụ nữ BĐBP luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Chẳng biết từ khi nào người ta đã đưa đến miền nhiệt đới này một loài hoa miên man màu nhớ. Từ sớm tinh mơ, từng cánh hoa đã vươn mình thức giấc. Để rồi, khi bình minh ló rạng, những nhành hoa dịu dàng e ấp khoe sắc tím tinh khôi giữa muôn vàn tia nắng ban mai vui đùa nhảy nhót. Người ta gọi ấy là hoa chiều tím.
Hòa chung trong không khí náo nức của ngày hội tòng quân trên cả nước, các đơn vị BĐBP đã tổ chức tiếp nhận chiến sĩ mới năm 2021. Để bảo đảm côngtác phòng, chống dịch Covid-19, buổi lễ giao nhận quân tại các đơn vị diễn ra nhanh, gọn, an toàn.
Ngày 4-3, Bộ Chỉ huy BĐBP Lạng Sơn tổ chức hội thi sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ năm 2021.Các đồn Biên phòng đã mang đến hội thi 25 mô hình, trong đó có những mô hình có tính ứng dụng thực tiễn cao.
Từ công nhân hỏa xa đến người lính ở mặt trận Trung Lào, Điện Biên Phủ, đến vùng Đặc khu Vĩnh Linh, cuộc đời của Trung tá, cựu chiến binh Công an nhân dân vũ trang Lê Thanh Đạm (bí danh Thanh Sơn), quê ở xã Thanh Châu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (hiện nay đang sinh sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một phần trong trang lịch sử BĐBP. Mùa xuân này, cụ Đạm đã bước sang tuổi 99.
“Bộ đội làm việc trong môi trường côngtác đặc thù, việc bảo đảm các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ giúp họ thêm yên tâm côngtác, vững tay súng vì sự bình yên của Tổ quốc và Nhân dân” - Đại tá Trương Văn Thanh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 214 (Quân khu 3) cho biết.
Cán bộ, chiến sĩ BĐBP có vai trò như những “sứ giả văn hóa” đồng hành với các miền biên cương, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời hun đúc tình yêu quê hương đất nước, tô thắm bản sắc dân tộc. Xã hội càng trải qua nhiều biến động thì vai trò đó càng được phát huy hiệu quả, chưa kể ở các mặt trận an ninh phi truyền thống như phòng, chống dịch Covid-19, các chiến sĩ văn hóa mang quân hàm xanh lại có cơ hội đóng góp sức mình cho cuộc chiến mới.
Thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-TW ngày 19/11/1958 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) “Về việc xây dựng lực lượng Cảnh vệ nội địa và biên cương”, ngày 3/3/1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 100/TTg thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng); Nghị định nêu rõ: “Thống nhất các đơn vị bộ đội quốc phòng đang làm côngtác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các đơn vị Công an biên phòng, Cảnh sát vũ trang thành một lực lượng vũ trang chuyên trách côngtác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an”. Từ đó, ngày 3/3 hằng năm trở thành Ngày Truyền thống của Bộ đội Biên phòng (BĐBP).
Qua 62 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, BĐBP luôn khẳng định rõ vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu. Những năm qua, BĐBP đã không ngừng phát huy bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nên truyền thống vẻ vang, được Đảng, Nhà nước đánh giá cao, chính quyền và nhân dân các địa phương ghi nhận.
Từ ngày 1 đến ngày 3-3, đoàn kiểm tra số 2 của Bộ Tư lệnh BĐBP do Đại tá Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP, làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra côngtác chuẩn bị huấnluyện và phòng, chống dịch Covid-19 trong huấnluyện tại 4 đơn vị cơ sở của BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.
“Nếu không có các bố, các chú ở đồn Biên phòng thì cháu mãi chỉ là cậu bé mồ côi ở Chí Sáng. Nhờ mọi người yêu thương, tạo điều kiện mà cháu đã được đi học, biết thêm nhiều điều. Cháu sẽ phấn đấu trở thành vận động viên của Đoàn Thể dục Thể thao BĐBP” - Những lời tâm sự ấy của Tẩn Láo Lở, con nuôi của Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ, BĐBP Lai Châu khiến nhiều người xúc động. Từ cậu bé mồ côi, Tẩn Láo Lở đã có một mái ấm và ước mơ của riêng mình…
Sáng 1-3, Bộ Tham mưu BĐBP đã tiến hành kiểm tra côngtác chuẩn bị huấnluyện năm 2021 tại Trung tâm Huấnluyện BĐBP. Đoàn kiểm tra của Bộ Tham mưu BĐBP do Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tham mưu trưởng BĐBP làm trưởng đoàn.
Thời gian qua, côngtác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) tại hệ thống cửa khẩu đất liền và cửa khẩu cảng được coi là điểm sáng trong thực hiện nhiệm vụ của BĐBP. Theo đó, BĐBP là đơn vị duy nhất của quân đội tham gia triển khai Cơ chế một cửa Quốc gia và Bộ Quốc phòng là 1 trong 9 Bộ kết nối Cơ chế một cửa Quốc gia, một cửa ASEAN. BĐBP cũng đã chủ động, tích cực phối hợp với Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành có liên quan triển khai đồng bộ, góp phần thúc đẩy hoàn thành kết nối Cổng thông tin một cửa Quốc gia, một cửa ASEAN.
Theo lịch thi đấu của liên đoàn bóng đá châu Á AFC, đội tuyển Việt Nam sẽ lần lượt gặp Indonesia (ngày 7-6), Malaysia (11-6) và UAE (15-6) ở các trận đấu cuối cùng của vòng loại thứ 2 khu vực châu Á. Địa điểm thi đấu tập trung sẽ được AFC công bố trong tháng 3.