Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ sáu, 22/09/2023 08:35 GMT+7

Từ khóa: "cồng chiêng"

Cuối tuần xuống phố ngóng cồng chiêng

Cuối tuần xuống phố ngóng cồng chiêng

Những sinh hoạt đời thường, những sản vật vùng cao, những hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí... của đồng bào dân tộc thiểu số đã không còn bó hẹp nơi núi rừng mà đã lan tỏa xuống phố, mang đến cái nhìn khác lạ và đầy cảm xúc trong lòng du khách và người dân.

Bảo tàng hóa thạch cổ sinh độc nhất Tây Nguyên

“Bảo tàng hóa thạch cổ sinh” độc nhất Tây Nguyên

Hàng chục nghìn hiện vật hóa thạch về trầm tích văn hóa, lịch sử trong lòng đất Tây Nguyên có niên đại hàng triệu năm được trưng bày khoa học, đẹp mắt trong một khu vườn rừng 1.000m2 giữa trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây có lẽ là “bảo tàng hóa thạch cổ sinh” độc nhất trên vùng đất Tây Nguyên này.

Miệt mài với ước mơ gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của người Ve

Miệt mài với ước mơ gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của người Ve

Đã lâu lắm rồi, hôm nay, chúng tôi mới có dịp trở lại thăm Đắc Pring - một xã vùng biên cương xa xôi, tiếp giáp với nước bạn Lào (thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) với cảm nhận về khung cảnh vùng biên thật yên bình. Trên rẻo cao mù sương, trong cái lạnh ấy, đã níu giữ tôi ngồi cùng chị Zơ Râm Thị Thon - một phụ nữ dân tộc Ve để được xem chị dệt thổ cẩm dưới những tán vườn cây nhà mình.

Gửi tình yêu với Tây Bắc qua âm nhạc

Gửi tình yêu với Tây Bắc qua âm nhạc

Với tình cảm chan chứa, dạt dào dành cho quê hương, nhạc sĩ Phạm Việt Tuân đã sáng tác ca khúc “Tây Bắc yêu thương” như “vẽ” lại bức tranh Tây Bắc sinh động, hấp dẫn. Qua tiếng hát trong trẻo, da diết của Quán quân Sao Mai 2015 Nguyễn Thu Hằng và Quán quân Sao Mai 2017 Sèn Hoàng Mỹ Lam, ca khúc đã đến được với công chúng và nằm trong chuỗi dự án âm nhạc quảng bá văn hóa, du lịch Tây Bắc.

Bà con Rơ Măm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Bà con Rơ Măm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, thời gian qua, bà con ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) đã nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen trong sinh hoạt và sản xuất, qua đó, giúp đời sống người dân ngày một cải thiện và nâng cao.

Nỗ lực giữ văn hóa người Cor ở miền đất Quế

Nỗ lực giữ văn hóa người Cor ở miền đất Quế

Thực hiện Đề án Bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, thời gian qua, những người có uy tín, các già làng, trưởng thôn, nghệ nhân người Cor tại huyện miền núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã tích cực tham gia gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Tái hiện không gian văn hóa truyền thống đặc sắc của người Vân Kiều

Tái hiện không gian văn hóa truyền thống đặc sắc của người Vân Kiều

Lễ hội mừng lúa mới là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Vân Kiều sinh sống trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Bởi từ ngàn đời nay, cây lúa luôn gắn kết với mỗi cuộc đời người dân tộc Vân Kiều từ khi lọt lòng cho đến lúc trở về nằm yên phận trong những ngôi nhà mồ nơi khu “rừng ma” của bản. Chính vì thế, lễ hội cúng mừng lúa mới là dịp để người dân tộc Vân Kiều báo cáo và gửi sự cầu mong của mình với các đấng thần linh đã cho họ những vụ mùa bội thu để đời sống của bản làng được đủ đầy.

Đưa văn hóa Ba Na vào trường học

Đưa văn hóa Ba Na vào trường học

Với gần 100% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, Trường Tiểu học - Trung học cơ sở (TH-THCS) Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã đưa văn hóa dân tộc Ba Na vào trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời, giúp định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong việc dùng bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch tại địa phương.

Khiên trong đời sống của đồng bào Ca Dong

Khiên trong đời sống của đồng bào Ca Dong

Vào những ngày cuối tháng 5/2023, khi có dịp lên xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam công tác, may mắn chúng tôi được xem già Đinh Văn An (80 tuổi), dân tộc Ca Dong, ở thôn 6 biểu diễn múa khiên của người Ca Dong. Già An tay phải cầm khiên, tay trái cầm con dao tái diễn từng động tác múa khiên, khi gạt, khi đẩy về phía trước, khi nhảy tiến lên lao thẳng, khi nhảy lùi, thu gọn khom người về phía sau lấy khiên che chắn... Những động tác đó như chiến binh thời cổ đang chiến đấu, thể hiện nét oai phong, hùng dũng.

Mỗi điển hình tiên tiến lan tỏa ý thức trách nhiệm và sự cống hiến
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Mường tại Thủ đô

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Mường tại Thủ đô

Tiếng nói, chữ viết, trang phục dân tộc, âm nhạc truyền thống... là những vốn quý văn hóa của mỗi dân tộc Việt Nam. Tại Ba Vì, một huyện miền núi của Thủ đô Hà Nội, đồng bào Mường sớm được hòa nhập, tiếp nhận những luồng văn hóa hiện đại, song ý thức “hòa nhập nhưng không tan” luôn được chính quyền và cộng đồng dân tộc Mường coi trọng.

Dấu ấn các chương trình, chính sách dân tộc trên dải Trường Sơn

Dấu ấn các chương trình, chính sách dân tộc trên dải Trường Sơn

Dưới những cánh rừng trên dải Trường Sơn, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà cuộc sống của những người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã có nhiều thay đổi đáng kể. Công tác dân tộc đã và đang hỗ trợ hàng vạn đồng bào DTTS thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Phủ xanh vùng đất một thời bom đạn

“Phủ xanh” vùng đất một thời bom đạn

Trong kháng chiến, chính quyền, nhân dân các dân tộc xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đồng lòng theo Đảng làm cách mạng, trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau khi thống nhất đất nước, đồng bào các dân tộc nơi đây đồng lòng cùng chính quyền tập trung phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng Nâm Nung ngày càng giàu đẹp. Những rẫy cà phê, tiêu, cao su và các loại cây ăn quả đã phủ xanh mảnh đất một thời bom đạn.

Di sản văn hóa là nguồn lực thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế bền vững

Di sản văn hóa là nguồn lực thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế bền vững

Đến nay, Việt Nam có hàng chục di sản văn hóa được công nhận ở cấp độ toàn cầu, cùng với một hệ thống đồ sộ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở cấp độ quốc gia hoặc địa phương. Đó chính là yếu tố nền tảng, tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ, động lực phát triển ngành du lịch. Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giá trị di sản văn hóa luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Đưa cồng chiêng vào trường học để bảo tồn văn hóa truyền thống

Đưa cồng chiêng vào trường học để bảo tồn văn hóa truyền thống

Đẩy mạnh việc bảo tồn văn hóa truyền thống, những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã dạy cồng chiêng cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS). Cách làm này đã mang lại hiệu quả tích cực, khơi dậy và lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng.

ZALO