Trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, BĐBP Việt Nam còn giúp nhân dân ở khu vực biên giới của nước bạn Lào, Campuchia xóa đói giảm nghèo bằng nhiều hoạt động, chương trình nhân văn, thiết thực như trao sinh kế, thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19, tặng quà, công trình công cộng... Qua đó, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no cho nhân dân nước bạn; đồng thời, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia.
Trong Chương trình “Điểm tựa của bản làng” do Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp tổ chức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Các già làng, trưởng bản, người có uy tín là những người tiêu biểu, gương mẫu, là điểm tựa cho mọi điểm tựa khác”. Ở Sín Thầu, những “điểm tựa của mọi điểm tựa” nơi đây đã góp phần gắn kết cộng đồng ở thôn, bản, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, chung lòng xây dựng thế trận biênphòng toàn dân ngày càng vững mạnh và là nơi gửi gắm tin yêu của người dân ở vùng biên cương cuối trời Tây Bắc.
“Tỉnh Lai Châu có đường biên giới quốc gia với Trung Quốc dài hơn 200km, địa hình núi cao hiểm trở, đi lại vô cùng khó khăn, đời sống đồng bào các dân tộc khổ cực. Anh em Biênphòng đã làm mô hình nuôi cá hồi đầu tiên ở huyện Phong Thổ trong điều kiện tỉnh không cấp cho đồng vốn nào. Mô hình đó đã thành công mười mấy năm nay, bây giờ phát triển ra nhiều hợp tác xã, hộ dân trong tỉnh nuôi được cá hồi, mở ra triển vọng lớn ngành nuôi trồng thủy sản” - ông Lò Văn Giàng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu chia sẻ.
Chiều 1/12, Đảng ủy, chỉ huy Cục Hậu cần BĐBP tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024. Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tư lệnh BĐBP dự và chỉ đạo hội nghị.
Chính ủy Nguyễn Quang Việt (tên khai sinh Nguyễn Ngọ, bí danh là Hùng, Phong, Ba Nam), là một vị tiền bối cách mạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Chính ủy kiêm Tư lệnh phó Công an nhân dân vũ trang. Ông sinh năm 1917, trong một gia đình nông dân nghèo tại thôn Thượng Hòa, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Được thành lập từ năm 2014, bản Huổi Khon 2, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có 47 hộ. Để đồng bào luôn thực hiện tốt chính sách pháp luật của Nhà nước, giữ vững an ninh trật tự có vai trò không nhỏ của anh Thào A Da, người có uy tín của bản. Trong những năm qua, anh đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con sống tốt đời đẹp đạo.
Thực hiện khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, trong những năm qua, BĐBP Cao Bằng đã thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Cùng với đó, tuyên truyền, vận động và chung tay giúp đỡ nhân dân các dân tộc phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới.
Nhiều năm qua, BĐBP Hà Tĩnh đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình “Nâng bước em tới trường - ConnuôiđồnBiênphòng”, Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”, qua đó, đã góp phần giúp đỡ cho hàng trăm em học sinh nghèo có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn được đến trường học tập, rèn luyện để ngày một tiến bộ, trưởng thành, hướng đến thành công trên con đường tương lai phía trước.
Phát huy vai trò của người có uy tín, ông Lò Văn Kẹo, dân tộc Kháng, sống tại Bản Hin 2, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã gương mẫu xóa bỏ các hủ tục đã ăn sâu bén rễ trong đời sống thường ngày của người dân địa phương. Ông cũng tích cực vận động bà con người Kháng xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến trên cơ sở giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Mường Nhé, vùng đất nơi cuối trời Tây Bắc 600 năm trước đây đã từng đi vào trong thơ của vị thánh quân Lê Lợi khi ngài đem quân bình định chốn rừng thiêng nước độc này. Câu thơ “Hư đạo nguy than tam bách khúc” - dịch nghĩa là “ba trăm ngọn thác nguy hiểm đã thành lời nói hư huyễn” của tiền nhân giờ ứng nghiệm với những con đường chạy qua dốc núi để đến với các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên. Chốn xa xanh biên cương ấy, xã Sín Thầu được mệnh danh là nơi “mặt trời lặn sau cùng trên đất nước Việt Nam”. Núi rừng nơi ngã ba biên giới giữa Việt Nam, Lào và Trung Quốc rạng rỡ ôm lấy những thửa ruộng bậc thang, nương ngô, nương lúa xanh mát mắt và những nếp nhà trình tường cổ kính trong bản làng trù phú, yên vui.
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Cục Chính trị BĐBP tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024. Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP chủ trì hội nghị. Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Phó Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP dự hội nghị.
Cách đây hơn chục năm về trước, xóm núi Lũng Phiắc, thuộc xã biên giới Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng được xem là "điểm nóng” về tình trạng khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép qua biên giới và các tệ nạn xã hội. Hôm nay, diện mạo của Lũng Phiắc đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt và đã dần trở lại bình yên.
Ông Lầu Minh Pó, sinh năm 1961, người dân tộc Mông, ở bản Pù Toong, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, luôn gương mẫu trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, xóa bỏ hủ tục lạc hậu. Chính vì vậy, trong những năm qua, ông được nhân dân trên địa bàn tin tưởng, tín nhiệm và bầu là người có uy tín của bản.
Thời gian qua, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, ĐồnBiênphòng Keng Đu, BĐBP Nghệ An đã thực hiện nhiều mô hình, chương trình an sinh xã hội để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào nghèo ở khu vực biên giới phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo...
Ngày 25/11, Đoàn công tác Phụ nữ Quân đội nhân dân Việt Nam và Đoàn cán bộ Quân đội nhân dân (QĐND) Lào tập huấn nghiệp vụ công tác Phụ nữ Quân đội năm 2023 đến tham quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác phụ nữ tại Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ninh.