Lâu lắm rồi tôi mới có dịp lên công tác ở vùng biên giới Gia Lai. Điểm đến đầu tiên của đoàn công tác chúng tôi là CKQTLệThanh, nơi có cột mốc biên giới 30 - biểu tượng mới của tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa hai đất nước láng giềng Việt Nam - Campuchia. Không chỉ là cửa ngõ giao lưu hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai tỉnh Gia Lai (Việt Nam) và Rattanakiri (Campuchia), cột mốc 30 còn là nơi ghi dấu chứng tích về tinh thần chiến đấu, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Ia Kla - Đồn Biên phòng CKQTLệThanh ngày nay.
Bằng trách nhiệm và tấm lòng người lính, hàng chục năm qua, cùng với việc tuần tra bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, BĐBP Hà Giang và Cao Bằng đã có nhiều phong trào, mô hình, cách làm hay để giúp cho nhân dân khu vực biên giới từng bước thoát nghèo, vươn lên cuộc sống ấm no.
Thoắt ẩn thoắt hiện giữa những cánh rừng cao su dưới chân núi Phượng Hoàng, quốc lộ 19 đi qua cặp cửa khẩu quốc tế (CKQT) LệThanh (Việt Nam) và Ozadao (Campuchia) là cửa ngõ thông thương quan trọng bậc nhất trên vùng tam giác phát triển. Gần nửa thế kỷ qua, ẩn chứa trên cung đường này là những nốt thăng trầm trong tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia, ở đó có cả những thuận lợi và thử thách đan xen. Lịch sử là con đường bất tận để kết nối quá khứ với tương lai, nhưng ở “thì hiện tại”, chỉ một thoáng trải nghiệm ngắn ngủi thôi cũng đủ để cảm nhận tình đất, tình người trên biên giới…
“Con nuôi đồn Biên phòng” - hình ảnh đã quá đỗi gần gũi, thân thương trong lòng mỗi người lính Biên phòng (BP) và nhân dân trên khu vực biên giới. Do đặc thù địa bàn, cũng như điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị và gia đình, các đồn BP lựa chọn cách đồng hành sao cho hợp lý, vừa chăm lo tốt cuộc sống cho các cháu, nhưng vẫn phải bảo đảm ngày hai buổi đến trường trên cung đường gần nhất, thuận lợi nhất.
Phụ trách địa bàn 2 xã A Ngo và A Bung thuộc huyện vùng cao Đakrông, tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay, BĐBP Quảng Trị đã có nhiều giải pháp phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương triển khai thực hiện tốt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Qua đó, ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết thống và giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong cộng động đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều.
Với những người lính Biên phòng, việc học tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) cũng như học ngoại ngữ không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là nhu cầu tự thân. Bởi có hiểu tiếng của đồng bào mới có thể làm tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững mạnh; biết được tiếng nước láng giềng mới làm tốt công tác đối ngoại biên phòng, góp phần quản lý, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia từ sớm, từ xa.
Gần 3 năm qua, nhiều cán bộ, chiến sĩ BĐBP Kiên Giang đã luôn dũng cảm, đương đầu với hiểm nguy, vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm cũng như phòng chống dịch Covid-19. Ghi nhận, biểu dương những thành tích xuất sắc đó, nhiều đồng chí đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh BĐBP tặng bằng khen, được thăng quân hàm trước niên hạn. Đó là những tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, là những bông “hoa thép” trên biên giới Kiên Giang.
Gần 30 năm gắn bó với đất rừng biên giới Tây Nguyên, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) LệThanh, BĐBP Gia Lai luôn hiện diện trong tôi với một “vóc dáng” dũng mãnh, dẻo dai, tràn đầy nguồn năng lượng cống hiến. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, đây là biểu tượng của niềm tin và chiến thắng, với kỳ tích 9 ngày đêm cán bộ, chiến sĩ đơn vị quyết tử trong vòng vây quân thù. Và khi đất nước yên bình, những người lính Biên phòng dưới chân núi Phượng Hoàng dẻo dai chế ngự điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên để “tung cánh” bay cao, bay xa hơn giữa bầu trời biên giới…
Trong những ngày qua, ngoài thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới; đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, xuất, nhập cảnh trái phép và đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, các đơn vị của BĐBP Quảng Bình đã xuống từng địa bàn triển khai các hoạt động, xây dựng công trình dân sinh và giúp dân thu hoạch vụ lúa đông xuân 2022.
Tặng dê giống cho các cặp vợ chồng trẻ để “khởi nghiệp” ngay trên quê hương là mộ hình mới nhưng hứa hẹn mang lại hiệu quả lâu dài. Nhờ có cặp dê giống BĐBP tặng, nhiều gia đình nghèo đã được “tạo đà” vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, nhất là trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến cơ hội việc làm của nhiều người bị mất đi.
Trong những năm qua, để giúp người dân trên địa bàn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay, BĐBP Quảng Trị đã triển khai nhiều mô hình như “Tiết học biên giới”, “Ổ bánh mỳ cho em”, “Công trình nước sạch cộng đồng”..., qua đó, đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, từng bước vươn lên khá giả. Đặc biệt, năm 2020, mô hình “Dê giống khởi nghiệp” đã tạo thêm nguồn lực ban đầu cho các gia đình trẻ phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập, xây dựng cuộc sống ấm no.
Thời gian qua, Đảng ủy, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) Hà Tiên, BĐBP Kiên Giang đã có nhiều biện pháp phù hợp, sáng tạo, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tại đơn vị. Qua đó, nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ; góp phần giúp đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “kép”, vừa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vừa phòng, chống dịch Covid-19.
Tính đến thời điểm này, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, song, CKQTLệThanh vẫn là điểm đến tuyệt đối an toàn, không để xảy ra bất kỳ mối nguy cơ nào mang mầm bệnh lưu thông qua lại biên giới. Để có được điểm sáng trên “luồng xanh” này, có một phần không nhỏ sự nỗ lực, quyết tâm và năng lực của những người “gác cửa”.
Nằm trên vùng “tam giác phát triển” 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia, cửa khẩu quốc tế (CKQT) LệThanh thuộc xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai là cửa ngõ giao thương quan trọng bậc nhất kết nối các tỉnh Tây Nguyên với vùng Đông Bắc Campuchia. Để đáp ứng yêu cầu mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng, bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và giao lưu hợp tác quốc tế, thì việc “chuẩn hóa” lực lượng chuyên trách làm công tác cửa khẩu luôn được các cấp đặc biệt quan tâm chăm lo, giúp cho CKQTLệThanh trở thành điểm đến an toàn, chặt chẽ nhưng đầy năng động…
Tuyến biên giới từ khu vực “cánh gà” phía Bắc cửa khẩu quốc tế (CKQT) Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum kéo dài đến “cánh gà” phía Nam, CKQTLệThanh, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai được xem là hành lang giao thông quan trọng bậc nhất trên vùng “tam giác phát triển” Đông Dương. Trong thời gian qua, khu vực này là một trong những cung đường trọng điểm của hoạt động vận chuyển pháo trái phép. Mặc dù lực lượng chức năng đã nỗ lực đấu tranh, ngăn chặn, nhưng “cuộc chiến” chống pháo lậu đang gặp phải không ít khó khăn, thách thức.