Là xã vùng cao biên giới với gần 87% cư dân là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, trong những năm gần đây, xã Hải Sơn (thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) được biết đến là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, thú vị. Đến Hải Sơn hôm nay, du khách không chỉ khám phá một nét đẹp riêng có trong bức tranh du lịch Móng Cái đặc sắc, mà còn trân quý biết bao sức vươn của một vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cảm nhận rõ nét sự đổi thay trên quê hương vùng cao khi ý Đảng tròn vẹn với lòng dân!
A Ngo vốn là xã nghèo nơi miền Tây Quảng Trị, những nỗ lực của chính quyền và nhân dân nơi đây đã khiến cho vùng đất biên viễn này ngày một khởi sắc, đời sống người dân đã có nhiều đổi thay đáng kể.
Thực hiện phương châm “ba bám, bốn cùng”, những năm qua, ngoài thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trên địa bàn được phân công phụ trách, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Huổi Luông, BĐBP Lai Châu còn chủ động tham mưu, phối hợp cùng chính quyền địa phương xây dựng cơ sở chính trị và giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Tại xã Thanh ở biên giới Quảng Trị - nơi tất cả người Vân Kiều đều mang họ của Bác Hồ, mọi người luôn tâm niệm không cam chịu đói nghèo, không trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, phải vươn lên làm giàu.
Trước năm 2020, chuốimậtmốc đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nhiều xã vùng cao biên giới huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Nhận thấy nguồn lợi này, không ít người đã chi số tiền lớn sang Lào thuê đất để trồng chuối. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát, chuối không được chăm sóc, giá thành giảm, nên hàng ngàn hộ dân đối diện với nguy cơ lâm vào cảnh nợ nần.
Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, BĐBP Quảng Trị luôn nỗ lực, đồng hành cùng chính quyền địa phương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới, hỗ trợ đồng bào các dân tộc nâng cao chất lượng cuộc sống. Biên cương Quảng Trị đã và đang dần khoác lên mình tấm áo mới, người dân có đủ cơm ăn, áo mặc và được hưởng các dịch vụ thiết yếu về y tế, giáo dục.
Bản lĩnh chính trị, trình độ, trí tuệ, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được thể hiện ở chỗ, luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường, Trong giai đoạn hiện nay, Đảng luôn hiện diện, lãnh đạo, định hướng, động viên tinh thần toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm chiến thắng đại dịch.
Chuối là món ăn dân dã, được trồng phổ biến và chế biến thành nhiều món ngon như chuối ép, chuối chiên, chuối nướng, mứt chuối... mà bất cứ ai từng một thời gắn bó với làng quê đều rất quen thuộc. Riêng ở huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam), có một món ăn khá độc đáo được chế biến từ chuối là chuối ép sấy khô. Và có một cô gái xinh đẹp “xứ Tiên” Lương Thị Mỹ Trinh ôm ấp khát vọng chế biến nông sản sạch trên chính quê hương mình, từ đó, nâng tầm món quà quê “chuối sấy” Tiên Phước đi khắp “5 châu, 4 biển”.
Thời gian gần đây, các lực lượng chức năng đã phát hiện các công dân là người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua các đường mòn trên biên giới từ các tỉnh biên giới Bắc, để đi vào khu vực miền Nam của nước ta và đi nước thứ 3. Qua công tác nắm tình hình, Bộ Chỉ huy BĐBP Lào Cai nhận định rất có thể các đối tượng này sẽ câu kết với các đối tượng người Việt Nam ở dọc biên giới tỉnh Lào Cai, để đưa người trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam. Bộ Chỉ huy BĐBP Lào Cai đã chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác tuần tra kiểm soát, đồng thời xác lập chuyên án 206L, đấu tranh triệt phá đường dây tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời tham gia tích cực giúp dân xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm đổi thay diện mạo các bản làng vùng cao biên giới.
Ngước mắt nhìn lên bầu trời đêm, Trung tá Trần Quang Huy, nhân viên Trạm kiểm soát Cù Bai, Đồn Biên phòng Cù Bai, BĐBP Quảng Trị nói trong niềm vui: “Mây, gió kéo về như ri, tối nay chắc trời sẽ mưa, mong có được cơn mưa để vườn chuối mới bén rễ trên vùng đất mới không còn phải chịu cảnh khát nước”. Trung tá Huy đang nói đến một mô hình sản xuất mới đang manh nha hình thành và rạng rỡ hướng tương lai trên vùng đất biên cương Hướng Lập, thể hiện khát vọng vươn lên trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo của quân và dân nơi miền biên viễn còn nhiều gian khó này.
Tuýt... tuýt... tuýt..., ba hồi còi hiệu báo động lanh lảnh vang lên. Tiếp đó là khẩu hiệu: “Báo động toàn biên đội! Báo động toàn biên đội! Các tàu báo cáo quân số, công tác chuẩn bị, sẵn sàng xuất kích”. Sau mệnh lệnh của Trung tá Nguyễn Tiến Sỹ, Biên đội trưởng là tiếng báo cáo của các trưởng tàu. Thủy thủ đoàn, ai vào việc nấy. Người quấn dây neo, người thu dọn đồ nghề, nhanh chóng, chính xác đến từng động tác. Chỉ có 5 phút cho công tác chuẩn bị, toàn Biên đội 2 nổ máy xuất kích đi làm nhiệm vụ. Lúc đó là 18 giờ 30 phút, ngày 19-9, tại căn cứ Xẻo Rô, xã Hưng Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
Từ một cậu thiếu niên phải sống nương nhờ trong nhà thờ, chủng viện, ông đã được giác ngộ cách mạng để rồi trở thành người tiên phong trong các phong trào đấu tranh của công nhân ở Phú Riềng, rồi sau đó lại tiếp tục lãnh đạo quần chúng chiếm Phủ Khâm sai và các cơ quan chính quyền tay sai trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, tại Thủ đô Hà Nội. Ông là Thiếu tướng Trần Tử Bình, một trong số 11 người được phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam ngày 20-1-1948.
Như đã hẹn, từ khắp các miền trong cả nước, một ngày tháng Bảy vừa qua, 80 cựu chiến binh đã từng chiến đấu trên đảo Cồn Cỏ những năm kháng chiến chống Mỹ, đã cùng tề tựu về đây thăm lại chiến trường xưa. Những mái tóc nhuốm màu thời gian, những bộ quân phục đã phai màu qua năm tháng, song nụ cười và ánh mắt họ vẫn lạc quan, đầy tin tưởng. Quên đi những tháng năm xa cách, những bỡ ngỡ ban đầu gặp lại, các cựu chiến binh này đang cùng nhau hồi tưởng về một thời tuổi trẻ đầy tự hào.
Hơn một tháng nay, người trồng chuối ở huyện vùng cao biên giới Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị phải ngồi "bó gối" ở nhà chờ... giá chuối ổn định trở lại. Họ không lên rẫy chặt chuối như mọi ngày vì có thu hoạch về cũng chẳng bù đắp được chi phí, thậm chí không ai thu mua, chuối chín quá thì phải cho heo, bò ăn.